7 xu hướng thiết kế bài giảng E-learning bằng video không thể bỏ lỡ

Video là định dạng thiết kế bài giảng E-learning rất được các doanh nghiệp ưa thích để dùng cho chương trình đào tạo của mình vì tính hiệu quả cao của nó đối với người học. Vậy có những loại video nào đang dẫn đầu xu hướng? Hãy cùng đón xem nhé!

1. Video dưới định dạng Microlearning

Microlearning là phương thức học tập trực tuyến theo từng bước nhỏ. Microlearning cung cấp nhiều gói thông tin dưới dạng các mô-đun học tập ngắn chỉ kéo dài từ 3 đến 5 phút, khai thác nhiều khía cạnh của một chủ đề hay một nhiệm vụ cụ thể. Hiện nay, Microlearning đang trở thành xu hướng “khóa học ngắn hạn”, được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Ưu điểm của Microlearning là lôi kéo sự chú ý của người học trong khoảng thời gian ngắn, còn ưu điểm của Video là hấp dẫn người học bằng âm thanh, hình ảnh. Kết hợp 2 hình thức này lại, ta có thể thiết kế bài giảng E-learning đem lại cho người học những trải nghiệm tốt nhất.

->>> Microlearning: Lầm tưởng và sự thật về giải pháp E-learning

2. Video tương tác


Sau đây là một vài gợi ý cho bạn về các video tương tác:
  • Thêm các tương tác tương tự như E-learning truyền thống (click to learn - nhấp để tìm hiểu, hotspots - các điểm nóng, v.v.).
  • Tạm dừng video để kiểm tra kiến ​​thức.
  • Đánh giá tổng kết cuối video.
  • Theo dõi các video tương tác thông qua hệ thống LMS.

3. Video với nội dung do người dùng tạo (UGC)


Muốn xây dựng văn hóa học tập cho doanh nghiệp cần phải có sự tham gia tích cực của nhân viên. Một trong những giải pháp để tạo ra một môi trường học tập hòa nhập là tích hợp nội dung do người dùng tạo - User-generated content.

UGC khuyến khích người học có thể đóng góp kiến thức của mình cho chương trình đào tạo. Điều này không chỉ tạo chỗ cho việc học tập liên tục mà còn giúp bạn duy trì kiến ​​thức hiện tại và có liên quan.

Ngày nay, người học có thể tạo video thông qua điện thoại thông minh của họ rất dễ dàng, và video cũng có thể được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người học.

4. Kết hợp video miền công cộng và video do người dùng tạo


Khung video tương tác cũng có thể được sử dụng để tích hợp các video trong miền công cộng (từ YouTube) và các video do người dùng tạo để tạo ra trải nghiệm học tập vô cùng thú vị. Với các video có thuộc phạm vi công cộng, bạn cần xin phép bản quyền để up lại trước khi sử dụng làm tư liệu để thiết kế bài giảng E-learning với các tư liệu liên quan khác,

5. Video Công nghệ thực tế ảo (VR)


Với sức mạnh của Công nghệ thực tế ảo (VR), người học sẽ có những trải nghiệm học tập thực như ảo, ảo như thực. Ngoài ra, bạn có thể thêm các yếu tố gamification, Just-In-Time Training - hỗ trợ học tập đúng lúc ở định dạng microlearning vào Video để giải quyết các nhu cầu đào tạo của công ty đa dạng hơn.

->>> Hướng dẫn các bước số hóa bài giảng E-learning bằng VR/AR

6. Video dùng để đào tạo cá nhân

Mỗi nhân viên có một thời gian biểu cho lịch học khác nhau. Thay vì đào tạo trực tuyến chung chung, họ muốn xem các khóa đào tạo được thiết kế riêng, phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này cũng đúng cho việc học trên định dạng video.

Để tạo cho người học sự linh hoạt, bạn có thể cá nhân hóa một lộ trình học tập riêng dựa trên khảo sát, hoặc cho họ quyền để chọn những khóa học phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp người học chọn lựa chính xác những gì họ muốn.

7. Video đánh giá và đề xuất

Bạn có thể thiết kế bài giảng E-learning dưới dạng Video có chức năng xếp hạng và đề xuất các video, ví dụ như video có nhiều lượt thích nhất. Với chức năng này, người học sẽ có quyền đánh giá các video, và đề xuất cho đồng nghiệp của mình những video hay nên học.

Trên đây là 7 xu hướng số hóa bài giảng bằng video mới nhất mà bạn không nên bỏ lỡ. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần một nhà cung cấp dịch vụ thiết kế bài giảng E-learning uy tín để sản xuất ra những video như thế này, OES chính là nơi bạn tìm kiếm!


Xem thêm: [FREE EBOOK] OES tặng Cẩm nang Triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức

0 comments:

Post a Comment