LMS là gì? Tips chọn lựa hệ thống E-learning LMS

Nếu bạn là người quan tâm đến đào tạo và giáo dục trực tuyến, chắc chắn bạn đã từng nghe đến khái niệm hệ thống E-learning LMS. Vậy LMS là gì? Làm sao để chọn hệ thống E-learning tốt nhất cho doanh nghiệp?

LMS là gì? 


LMS (Learning Management System), là hệ thống quản lý học trực tuyến. Về cơ bản, đây là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến E-learning.

LMS được cấu tạo từ 2 thành phần chính:
  • Thành phần công nghệ nền (server): gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các dữ liệu phần mềm, thực hiện các thông báo…Thành phần này thường được phụ trách bởi những người lập trình, người quản lý hệ thống.
  • Thành phần giao diện người dùng (interface): thường chạy trên các trình duyệt web. Thành phần này được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên và học viên
Và sau đây là 6 mẹo giúp bạn chọn lựa hệ thống E-learning của các đơn vị chuyên nghiệp:

1. Tìm những đơn vị có tiếng

4-buoc-lua-chon-don-vi-cung-cap-giai-phap-e-learning-1
Triển khai dự án E-learning cho doanh nghiệp không đơn thuần là công việc lập trình hay thiết kế, chỉ cần mở máy tính sử dụng vài phần mềm là xong. Đây là công việc không những đòi hỏi khả năng sử dụng thành thạo các công cụ E-learning mà còn yêu cầu kiến thức chuyên môn về các hoạt động doanh nghiệp.

Những đơn vị có tiếng, từng làm việc với các đối tác lớn và có nhiều kinh nghiệm sẽ khiến bạn tin tưởng hơn trong việc cung cấp giải pháp phù hợp và đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như bạn mong muốn. Bạn nên tìm kiếm những đơn vị đã từng “chinh chiến” qua nhiều dự án với doanh nghiệp, trong cùng lĩnh vực với công ty bạn thì càng tốt, đây sẽ là loại bảo hiểm tốt nhất mà bạn có!

Với 10 năm kinh nghiệm triển khai E-learning cho các khách hàng lớn nhỏ nhiều lĩnh vực như ngân hàng (MBBank, SeAbank), Bảo hiểm (Bảo Việt), Viễn thông (Mobifone), Bán lẻ, NGOs..., OES tự tin đem lại những trải nghiệm học tập hiệu quả và sự phát triển bền vững cho mọi tổ chức, doanh nghiệp.

->>> Bạn đang kiếm tìm phẩm chất gì ở một nhà cung cấp dịch vụ thiết kế bài giảng E-learning?

2. Kiểm tra những sản phẩm mà đơn vị từng triển khai


Khi bạn tuyển một nhân viên mới, điều đầu tiên bạn tìm kiếm ở họ đó chính là kinh nghiệm và những thành tựu mà họ đạt được. Khi tìm kiếm một đơn vị cung cấp hệ thống E-learning, bạn cũng nên tìm hiểu các dự án họ từng hoàn thành trong quá khứ.

Nhìn vào những sản phẩm mà đơn vị từng triển khai sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bản demo của sản phẩm, từ đó đánh giá được hiệu quả công việc nếu bạn “bắt tay” với đơn vị này. Hiểu rõ bản demo mà đơn vị từng cung cấp, bạn sẽ quyết định được đơn vị này có phù hợp để xây dựng bài giảng mà bạn mong muốn.

Có 3 tiêu chí bạn nên xem xét kĩ khi tìm hiểu những sản phẩm cũ mà đơn vị từng triển khai:
  • Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp, trình bày trong từng mô-đun
  • Chất lượng content (nội dung)
  • Công nghệ kĩ thuật
->>> 10 đặc điểm mà hệ thống E-learning LMS cần có

3. Tìm hiểu quá trình làm việc của đơn vị

4-buoc-lua-chon-don-vi-cung-cap-giai-phap-e-learning-3
Xây dựng bài giảng E-learning là một quá trình tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian và sức lực. Để tiết kiệm mọi khoản phát sinh về thời gian lẫn tiền bạc, bạn cần hiểu rõ quá trình làm việc của đơn vị cung cấp hệ thống E-learning. Bạn có thể đọc các review, thậm chí là trao đổi trực tiếp với các khách hàng cũ của đơn vị đó để hiểu rõ hơn về quy trình làm việc, từ việc đóng gói, chất lượng sản phẩm đầu ra cho đến chi phí, cách phân bổ thời gian… tránh việc chậm trễ kế hoạch hay sản phẩm làm ra không ưng ý.

Ngoài ra, phong cách và văn hóa làm việc cũng là yếu tố rất quan trọng. Trong quá trình triển khai, bạn không chỉ kí hợp đồng và đợi chờ thành quả mà bắt buộc phải giao tiếp và trao đổi qua lại với đơn vị kia, do vậy bạn cũng nên để ý và cân nhắc đến yếu tố này.

4. Tham khảo ý kiến của những người đã từng sử dụng dịch vụ

Thay vì phải "thử tận tay day tận mắt" để biết được chất lượng của hệ thống E-learning, bạn có thể xem những đánh giá của những người đã từng sử dụng dịch vụ. Qua những feedback đó, bạn không chỉ đánh giá được ưu và nhược điểm của từng hệ thống bằng cách phân tích các điểm mà người dùng thích nhất và không thích nhất, mà còn biết được thái độ của đơn vị đó với khách hàng. Những đơn vị chuyên nghiệp chắc chắn sẽ rất sẵn lòng lắng nghe phản hồi của người dùng để phát triển và cải thiện sản phẩm.

5. Tham khảo giá cả

Dù đã ưng hệ thống E-learning LMS của một nhà cung cấp lắm rồi nhưng bạn sẽ vẫn muốn tham khảo giá cả của các đơn vị khác. Giá cả có quan trọng, nhưng tất nhiên không thể quan trọng bằng chất lượng. Nếu bạn vẫn còn lăn tăn, bạn có thể hỏi xem nhà cung cấp có cung cấp bản dùng thử miễn phí không để có trải nghiệm thực tế rồi quyết sau cũng chưa muộn.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai E-learning, OES tự tin mình có những mức giá đa dạng, hợp lí cho nhiều loại doanh nghiệp.

->>> Từng bước xây dựng giải pháp E-learning: Chi phí của hệ thống LMS bao gồm những gì?

6. So sánh các hệ thống E-learning LMS


Sau khi đã tìm hiểu hết các thông tin về hệ thống LMS, tính năng, đơn vị cung cấp, giá cả, giờ là lúc bạn đưa lên bàn cân so sánh. Hệ thống LMS nào có đầy đủ tính năng nhất? Nhà cung cấp LMS đó có uy tín không? Giá cả ra sao? Bạn có còn thắc mắc gì không?
Một lần nữa, hãy tổng hợp và phân tích các lựa chọn của bạn thật kĩ lưỡng. Hoặc nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ để được giải đáp. OES luôn ở đây chờ bạn!

Chắc hẳn sau khi đọc bài viết này, bạn đã có mường tượng rõ ràng hơn về cách chọn lựa hệ thống E-learning LMS cho doanh nghiệp của mình rồi đúng không nào? OES xin mời bạn ghé thăm website https://oes.vn/ nhé!


 Xem thêm: [FREE EBOOK] OES tặng Cẩm nang Triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức

0 comments:

Post a Comment