Phối màu trong bài giảng E-learning – Bạn đã biết?

Màu sắc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cảm nhận của con người khi tiếp xúc với mọi vật. Thật vậy, trong thiết kế bài giảng E-learning, màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thẩm mỹ của toàn bộ hệ thống bài giảng cũng như cảm xúc, tâm trạng của học viên. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những phương pháp lựa chọn và phối hợp màu hiệu quả nhất.

1. Color Wheel – Bánh xe màu sắc


color-wheel-bai-giang-e-learning


Bánh xe màu sắc bản chất là một biểu đồ tròn chỉ ra sự tương quan, phối hợp giữa các màu sắc dựa trên 3 màu sơ cấp: đỏ, vàng, xanh dương. Bánh xe màu sắc là công cụ đắc lực hỗ trợ kết hợp màu sắc trong việc thiết kế bài giảng E-learning.

Ở dạng đơn giản, Bánh xe màu sắc gồm có:
  • Màu sơ cấp là 3 màu cơ bản, đóng vai trò như nền tảng của cả hệ thống màu: đỏ, vàng và xanh dương
  • Màu thứ cấp là những màu được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa 2 màu sơ cấp: cam (một ít đỏ + vàng), xanh lá (xanh dương + vàng), tím (đỏ + xanh dương)
  • Màu tam cấp là kết quả của sự phối hợp giữa một màu sơ cấp và một màu thứ cấp. Chẳng hạn, kết hợp màu xanh dương với màu xanh lá ta được xanh ngọc.
Mặc dù Bánh xe màu sắc không còn xa lạ gì với những E-learning designers, thế nhưng để thiết kế được một bài giảng hiệu quả thì bạn cần hiểu rõ lý do chọn màu sắc đó. Ở phần tiếp theo, chúng tôi chỉ ra một số nguyên tắc phối màu phổ biến được áp dụng hiện nay.

2. Quy tắc phối màu

“Quy tắc là thứ sinh ra để phá vỡ”, tuy nhiên bạn cần nắm rõ những quy tắc cơ bản trước khi áp dụng chúng một cách linh hoạt. Khi chọn một quy tắc, hãy luôn thẩm nhẩm những thần chú sau đây:

Monochrome – Phối màu đơn sắc


phoi-mau-don-sac-bai-giang-e-learning

Có thể nói, Monochrome là quy tắc phối màu cơ bản và an toàn nhất. Phương pháp này sử dụng một màu chủ đạo, kèm theo đó là các sắc thái (tints) và các bóng (shades), được tạo ra bằng cách thêm màu trắng và đen vào màu chủ đạo. Độ bão hòa (saturation) cũng có thể được cân nhắc trong quy tắc này. Ngoài khái niệm sáng – tối, độ bão hòa màu chỉ độ đậm nhạt của màu mới so với màu gốc.

Cách dùng: Phối màu đơn sắc đem lại cảm giác dễ chịu trong mắt học viên, do vậy bạn có thể áp dụng khi muốn triển khai những mối liên hệ từ một nội dung hay nhận dạng thương hiệu trong slide của mình.

Nhược điểm và cách khắc phục: Thiết kế chỉ dựa trên một màu sắc không tạo ra sự tương phản giữa các đầu mục và dễ dàng khiến cho học viên của bạn cảm thấy chán nản. Bạn có thể khắc phục bằng cách kết hợp cùng màu đen hoặc trắng khi muốn nhấn mạnh một số nội dung.

Complementary – Phối màu tương phản


complementary-colors-e-learning-lecture

Cặp màu tương phản là những màu ở vị trí đối diện nhau trong Bánh xe màu sắc. Quy tắc phối màu tương phản dựa trên ý tưởng kết hợp những cặp màu sắc cách xa nhau nhất để tạo điểm nhấn.

Cách dùng: Nhờ vào sự đối lập rõ rệt, quy tắc này thường được áp dụng nhằm tạo các hiệu ứng tương phản và sinh động trong các bài giảng E-learning. Các designers thường sử dụng 1 màu sắc chính cho phần nền và dùng màu tương phản để làm nổi bật những nội dung cần nhớ.

Nhược điểm và cách khắc phục: Sự phối hợp này đôi khi bị lạm dụng quá mức khiến thiết kế tổng thể bị chói. Để hạn chế nhược điểm trên, hãy cố gắng kết hợp tint và shade thay cho màu gốc. Ngoài ra, để giữ những hiệu ứng sinh động mà không gây chấn động, bạn có thể sử dụng cặp màu cận tương phản (near-complementary colors). Chẳng hạn, thay vì kết hợp màu đỏ và xanh lá, ta lấy đỏ với xanh dương hoặc xanh lá với cam.

Analogous – Phối màu liền kề (phối màu tương tự)


analogous-bai-giang-e-learning

Phương pháp này dựa trên việc kết hợp những màu nằm cạnh nhau trên Bánh xe màu sắc. Đây là những màu sắc khá tương tự nhau nên rất dễ hòa hợp về tổng thể.

Cách dùng: Phương pháp này thường được chọn khi thiết kế những nội dung có nhiều điểm tương đồng, không yêu cầu độ tương phản cao

Nhược điểm và cách khắc phục: Quy tắc Phối màu liền kề có nhược điểm tương tự như quy tắc Phối màu đơn sắc: học viên cảm thấy nhàm chán bởi các mảng nội dung có màu sắc quá tương đồng, không có điểm nhấn. Để tránh hiện tượng này, hãy chọn những màu sắc liền kề nhưng không quá giống nhau. Lý tưởng nhất là chọn màu sắc cách màu gốc 1-2 bước trong Bánh xe màu. Hoặc bạn có thể chọn màu liền kề thứ 4 nếu cần tô đậm sự khác biệt trong nội dung. Trắng và đen cũng là sự lựa chọn hợp lý.

Triadic – Phối màu bộ ba (phối Tam giác đều)


triadic-bai-giang-e-learning

Phương pháp phối màu này dựa trên ý tưởng kết hợp 3 màu nằm trên Bánh xe màu sao cho 3 điểm đó tạo nên một tam giác đều.

Cách dùng: Nhờ khoảng cách đặc biệt trên Bánh xe màu nên phương pháp này tạo ra sự cân bằng và hòa hợp nhất định giữa các màu sắc. Bạn có thể áp dụng cả với những màu tint và pale để thay thế cho màu gốc.

Nhược điểm và cách khắc phục: Ở quy tắc này, bạn cần đảm bảo những mày sắc không đối nghịch nhau, nếu không bạn sẽ gặp phải vấn đề tương tự như quy tắc Phối màu tương phản – màu sắc quá gắt. Để giải quyết vấn đề này, giảm độ bão hòa là giải pháp hữu hiệu nhất.

Để được tư vấn kĩ hơn về cách thiết kế bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES - công ty hàng đầu về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Chi phí xây dựng bài giảng E-learning

0 comments:

Post a Comment