Tại sao nên thiết kế bài giảng E-learning dưới hình thức tương tác trực quan?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 40% người trong số chúng ta sẽ học tập hiệu quả hơn qua hình thức trực quan. Họ tiếp thu thông tin nhanh hơn qua video, sơ đồ hoặc hình ảnh minh họa. Vậy tại sao chúng ta lại không áp dụng vào việc thiết kế bài giảng E-learning nhỉ?


Lý do nên áp dụng tương tác trực quan vào thiết kế bài giảng E-learning

1. Con người thường bị thu hút bởi màu sắc

Bạn đã từng xem qua các quảng cáo chưa? Bạn có thấy mình bị ấn tưởng lâu hơn bởi những quảng cáo đầy màu sắc hơn là những quảng cáo đơn điệu? Đó là hoạt động rất bình thường của não bộ. Chúng ta thường bị thu hút bởi những hình ảnh đầy màu sắc. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng tương tác trực quan vào thiết kế bài giảng E-learning để lưu giữ ấn tượng lâu hơn với người học.

2. Hình ảnh giúp lưu giữ thông tin lâu hơn


Như đã nói, có đến 40% người trong số chúng ta sẽ học tập hiệu quả hơn qua hình thức trực quan. Nếu bạn là một trong số 40% người này, thì đối với bạn, hình ảnh là dữ liệu phân biệt hơn so với tất cả những hình thức học khác. Vì lẽ đó, bạn sẽ có xu hướng tiếp thu và lưu giữ thông tin lâu hơn nếu học qua hình ảnh, sơ đồ hoặc video, hay tất cả các thể loại khác của tương tác trực quan.

3. Nội dung trên smartphone thường hấp dẫn trực quan

70% là số người sử dụng Internet ở hầu hết các quốc gia và con số đó vẫn tăng lên mỗi ngày. Hầu hết trong số đó đều có cho mình ít nhất một chiếc smartphone. Điều này có nghĩa rằng nhân viên của bạn có thể đang truy cập nội dung khóa học ngay trên điện thoại di động của họ. Với màn hình xem nhỏ hơn, những nội dung đơn điệu sẽ không thu hút được họ. Bạn cần có phương pháp để thu hút sự chú ý của người học và khiến họ gắn bó với bài giảng E-learning hơn.

->>> 7 xu hướng M-learning dẫn đầu năm 2020

Làm thế nào để thiết kế bài giảng E-learning trở nên hấp dẫn

1. Đơn giản hóa nội dung

Giả sử bài giảng E-learning của bạn toàn là những nội dung phức tạp với đầy con chữ và các số liệu. Thì người học sẽ khó lòng nào có thể hiểu và ghi nhớ được, chứ chưa nói đến việc những nội dung ấy quá nhàm chán khiến người học không muốn học. Vì vậy, nếu nội dung khóa học của bạn không bắt buộc tập trung vào những kiến thức quá hàn lâm, đòi hỏi phải giải thích nghiêm túc, thì bạn nên tập trung vào việc tạo ra nội dung đơn giản và thú vị. Hãy tinh chỉnh nội dung của bạn để tạo ra bài giảng đơn giản và dễ hiểu.

2. Highlight nội dung chính

Khi thiết kế bài giảng E-learning, sẽ có những nội dung cần quan trọng cần được chú trọng. Bạn có thể áp dụng tương tác trực quan bằng cách highlight những ý chính với các định dạng in đậm, in nghiêng, đổi màu chữ, đổi nền... Như vậy, người học có thể theo dõi ý chính dễ dàng hơn nhiều.

3. Phân khúc kiến thức

Khó có người học nào có thể nhớ được hết khối lượng kiến thức quá lớn trong một bài giảng. Bạn nên đặt nội dung quan trọng tách biệt với những lý thuyết giải thích. Để làm được điều này, bạn có thể phân chia lý thuyết thành các mô-đun nhỏ hoặc tạo danh sách trong đó văn bản giải thích được trình bày dưới dạng gạch đầu dòng.

4. Minh họa bằng phương pháp trực quan

Đồ thị, hình ảnh, video, gif và các hình thức tương tác trực quan khác chắc chắn sẽ dễ nhớ hơn là những nội dung dày chi chít chữ.

->>> 4 tips xây dựng video bài giảng E-learning cực hiệu quả

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu thiết kế bài giảng E-learning đào tạo nội bộ, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo E-learning hàng đầu để được tư vấn hỗ trợ bạn nhé!

Xem thêm: [Case study] Hệ thống E-learning của Rolls-Royce: Đột phá nhờ video tương tác

0 comments:

Post a Comment