Mẹo sử dụng âm thanh giúp bài giảng E-learning trở nên hấp dẫn

Một bài giảng E-learning thành công là một bài giảng có chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức, trong đó âm thanh góp phần rất quan trọng bởi nó là phương tiện truyền tải đến người học. Hãy cùng OES khám phá các tips nâng cao chất lượng bài giảng E-learning bằng âm thanh nhé!

1. Nâng cao kĩ thuật âm thanh


Luôn sử dụng âm thanh chất lượng cao
Ngày nay, bạn có thể xây dựng cho mình một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp nhờ vào các phần mềm chuyên dụng. Hãy nhớ rằng việc ghi âm phải được thực hiện trong môi trường cách âm, không có tiếng ồn bên ngoài để đảm bảo chất lượng nhé!

Điều khiển âm thanh
Bài giảng E-learning cần có một hệ thống kĩ thuật cho phép người học điều chỉnh và kiểm soát âm lượng. Mỗi người học sẽ thoải mái với một mức độ âm thanh khác nhau và họ cần kiểm soát chúng để việc học trở nên hiệu quả nhất.

Cho phép người học lựa chọn giọng
Tiếp thu thông tin qua âm thanh là một trong những phương pháp học tập rất hiệu quả. Nếu được nghe giọng nói thân thuộc với bạn thì việc tiếp thu có thể còn được đẩy nhanh hơn nữa. Vì vậy, nếu bài giảng được thiết kế với đa dạng các giọng nói từ các quốc gia, vùng miền khác nhau dựa trên thông tin cá nhân của người học thì sẽ đem đến cho họ những trải nghiệm học tập thật tuyệt vời.


2. Tăng tính thẩm mỹ cho âm thanh


Tuổi của giọng đọc
Người học sẽ hứng thú hơn với bài giảng nếu tuổi của người kể chuyện/nhân vật phù hợp với sở thích của họ hơn đấy!

Tốc độ và ngữ điệu
Một khía cạnh rất quan trọng của âm thanh là tốc độ và ngữ điệu. Tốc độ quá chậm có thể làm cho bài học nhàm chán và người học sẽ bị phân tâm. Tốc độ quá nhanh có thể khiến người học không theo kịp bài giảng. Vì vậy, thay đổi tốc độ và ngữ điệu tùy vào hoàn cảnh sẽ giúp người học ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ tốc độ nhanh, ngữ điệu vui tươi rất hay được dùng trong các trò chơi. Tốc độ chậm rãi, ngữ điệu trầm lắng sẽ nêu bật những thông tin quan trọng.

Nâng cao trải nghiệm với nhạc nền phù hợp
Bổ sung nhạc nền vào các bài giảng có thể làm thay đổi không khí học tập, tránh gây nhàm chán. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tình trạng nhạc nền triệt tiêu giọng nói và làm sao lãng nội dung.


3. Một số chú ý khác

Tránh dư thừa lời nói
Âm thanh mà bạn đưa vào bài giảng không nên chỉ là thuật lại văn bản được hiển thị trên màn hình. Bạn có thể làm nổi bật các khái niệm chính bằng cách trình bày chi tiết về vấn đề hoặc đưa ra một góc nhìn mới về nội dung. Điều này sẽ giúp cho người học hứng thú hơn với các bài giảng E-learning đấy!

Đồng bộ hóa âm thanh - hình ảnh

Đối với những chủ đề khó hiểu, ngoài văn bản trình bày, bạn có thể bổ sung hình ảnh, âm thanh đi kèm để người học dễ hiểu hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đồng bộ hóa âm thanh và hình ảnh trong các định dạng phức tạp như trong các video tương tác, gamification (trò chơi hóa)...
->>> Số hóa nội dung hấp dẫn hơn chỉ bằng hình ảnh – Tin được không?
Âm thanh góp phần làm cho các bài giảng E-learning trở nên thật hấp dẫn. Nếu bạn muốn xây dựng bài giảng E-learning với hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty dịch vụ E – learning hàng đầu Việt Nam!

Xem thêm: Số hóa bài giảng E-learning: Thế nào là đóng gói chuẩn HTML5? tại đây 

0 comments:

Post a Comment