Gamification: Đội ngũ nhân viên nào có lợi từ hình thức số hóa bài giảng này nhất?

Gamification là hình thức số hóa bài giảng E-learning rất được ưa chuộng hiện nay bởi hiệu quả tăng tương tác người học đến không ngờ. Không biết đội ngũ nhân viên nào có hứng thú với gamification nhất nhỉ? Hãy cùng OES tìm xem nhé!


Gamification là gì?

Gamification trong bài giảng E-learning về cơ bản đề cập đến việc sử dụng các yếu tố của một trò chơi, đặc biệt là các trò chơi video trong việc thiết kế nội dung học tập và lộ trình học tập. Về bản chất, nó đang sử dụng hình thức trò chơi để làm cho E- learning trở nên hấp dẫn hơn.

Các hình thức gamification

Một số hình thức áp dụng phổ biến
  • Cơ chế chấm điểm / huy hiệu / giải thưởng
  • Các cấp độ: Sắp xếp các câu hỏi, trò chơi tương tác theo thứ tự lần lượt, tương ứng với trình tự kiến thức
  • Bảng xếp hạng / Nhiệm vụ

Ai phù hợp với gamification nhất?

1. Nhân viên bán hàng


Sales là một nghề rất cạnh tranh. Trong công việc, họ phải cạnh tranh với nhau để mang về doanh số cho công ty. Trong học tập đào tạo, cạnh tranh là yếu tố cần thiết để tăng động lực học tập. Gamification chính là dựa vào lợi thế này để thu hút sự tương tác của người học. Người học sẽ cảm thấy phấn khích khi đạt được điểm số cao, và càng cố gắng học để đạt thành tích cao hơn. Hoặc nếu họ trả lời sai các câu hỏi thì họ sẽ càng có động lực để phấn đấu. Chính vì sự tương đồng là môi trường cạnh tranh mà gamification là hình thức học tập hữu hiệu với đội ngũ sales.

->>> Đánh bật lối học truyền thống: Gamification lên ngôi

2. Nhân viên ngân hàng

Trong những doanh nghiệp yêu cầu nhân viên phải nắm bắt được nhiều quy trình và luật lệ, ví dụ như ngân hàng, bảo hiểm, họ thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo để cập nhật cho nhân viên.
Nhờ có gamification, các bài giảng khó nhớ có thể truyền tải đến người học một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, bằng cách chơi những trò chơi với các cấp độ tăng dần, người học sẽ được củng cố kiến thức từ nền tảng cho đến nâng cao, chắc phần dưới mới được tiến lên phần trên. Ví dụ, bạn có thể khóa từng cấp độ với một mức điểm nhất định, nhân viên phải đạt được mức điểm đó trước khi họ bắt đầu bài học tiếp theo.

3. Nhân viên IT


Nếu điểm tương đồng giữa gamification và nhân viên bán hàng là môi trường cạnh tranh, thì với nhân viên IT, đào tạo E-learning liên quan ở chỗ đều liên quan đến công nghệ, đến máy tính. Khi được đào tạo bằng hình thức E-learning, họ sẽ có cảm giác quen thuộc vì đó là công việc họ tiếp xúc hàng ngày. Qua đó sẽ tạo cảm giác thân thiện cho người học. Không chỉ vậy, gamification là yếu tố để gia tăng sự hứng thú cho người học bằng những trò chơi thú vị. Ngoài ra, bạn có thể bảo chính đội ngũ IT đóng góp vào việc số hóa bài giảng để khiến họ có trách nhiệm với chương trình đào tạo hơn đấy!

->>> Xu hướng Gamification trong số hóa nội dung – Một số mẹo và gợi ý triển khai


4. Nhân viên y tế

Nhân viên y tế cần cập nhật thông tin liên tục về các quy định về sức khỏe và an toàn. Vì vậy, số hóa bài giảng dưới dạng microlearning - chia nhỏ các bài giảng và cho thêm yếu tố gamification sẽ giúp họ nhớ lượng thông tin khổng lồ đó một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một số nhân viên chăm sóc sức khỏe, chủ yếu là y tá và bác sĩ, phải làm việc trong môi trường rất căng thẳng. Vì vậy, đào tạo nên được đưa ra dưới hình thức nhẹ nhàng và giải trí để giúp họ giải tỏa căng thẳng. Gamification đã làm được điều đó qua những trò chơi, những video tương tác... thú vị và hấp dẫn.

5. Nhân viên làm việc từ xa



Ứng dụng yếu tố gamification vào chương trình đào tạo E-learning cho nhân viên làm việc từ xa là một bước đi khôn ngoan. Gamification giải quyết hai vấn đề cùng một lúc: vừa theo dõi tiến trình của người học, vừa tạo động lực thúc đẩy. Đó là bởi vì, tiến trình của người học được thể hiện ở các cấp độ của trò chơi. Các tính năng này giúp cho bạn thấy họ đã tiến xa tới mức nào, đồng thời động viên họ tiếp tục học hỏi.
Hơn nữa, cảm giác gắn kết với đồng nghiệp là cảm giác mà nhân viên làm việc ở xa thường thiếu. Gamification tạo ra những cơ hội tuyệt vời để kết nối các nhân viên từ xa với mọi người. Bạn có thể tạo ra các trò chơi yêu cầu teamwork mà trong đó, họ phải cùng nhau giải quyết vấn đề. Từ đó, đội ngũ nhân viên sẽ hiểu nhau và làm việc với nhau tốt hơn.

6. Newbies

Newbies là chỉ những nhân viên mới. Mặc dù newbies không được coi là một loại nhân viên thuộc một bộ phận nhất định nhưng đây cũng là một trường hợp đáng để nhắc đến. Có thể những nhân viên mới không mong đợi gì nhiều hơn là một khóa đào tạo tiêu chuẩn. Vì vậy, một khóa đào tạo trực tuyến với nội dung độc đáo sẽ làm họ cảm thấy ấn tượng và cực kì hứng thú.
Nhân viên mới, hơn ai hết, cần được động viên rằng họ đang làm tốt. Phần thưởng cho những trò chơi gamification là cách hữu hiệu để phản ánh kết quả, sự tiến bộ của họ. Từ đó, họ sẽ tin tưởng vào bản thân và hoàn thành công việc tốt hơn.
Sau khi đọc xong bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu thêm về tầm quan trọng của gamification trong số hóa bài giảng E-learning, đặc biệt đối với một số đội ngũ nhân viên nhất định. Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay qua https://oes.vn/ bạn nhé!

Xem thêm: [CASE STUDY] McDonald’s và câu chuyện ứng dụng gamification vào giải pháp E-learning

0 comments:

Post a Comment