1. Video dạng phỏng vấn interview
Tại sao và khi nào?
Video phỏng vấn là loại video có sức thuyết phục rất lớn, dễ tìm kiếm được sự đồng cảm của người xem và từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo.Bạn nên cân nhắc lựa chọn loại video này trong quá trình xây dựng video bài giảng E-learning nếu bạn muốn:
- Làm khảo sát, xác thực số liệu để tăng độ tin cậy cho bài giảng
- Tác động đến tâm lý đám đông
- Giải quyết các case study
Tips áp dụng:
- Ngân sách: Video dạng phỏng vấn rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị đó là một chiếc tripod, dụng cụ quay (máy quay, điện thoại,..), micro và một vài phần mềm chỉnh sửa.
- Chuẩn bị: Đừng chỉ bấm nút quay camera và mong chờ điều kì diệu xảy ra! Hãy nghĩ đến thông điệp mà bạn muốn truyền tải và tiếp đó, hãy chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn dành cho những đối tượng của bạn.
- Đối tượng phỏng vấn: Hãy khoanh vùng đối tượng phỏng vấn (Độ tuổi bao nhiêu?, Tình trạng hôn nhân?, Công việc hiện tại?...). Ngoài ra, hãy lựa chọn những người tự tin trước ống kính và có khả năng nói một chút, không có gì tệ hơn khi người được phỏng vấn lại đứng im và không biết trả lời thế nào.
- Phong cách: Nếu muốn thành quả cuối cùng tự nhiên và truyền tải được thông điệp bạn mong muốn, hãy dành thời gian cho người được phỏng vấn chuẩn bị, soạn cho họ kịch bản nếu cần thiết.
2. Video dạng phim ngắn
Tại sao và khi nào?
Phim ngắn là lựa chọn hoàn hảo cho việc truyền đạt thông điệp đến người xem một cách tự nhiên nhất, thông qua chính cảm xúc của họ. Video dạng phim ngắn rất lý tưởng để thể hiện thái độ, cách hành xử, đôi khi khiến người xem đồng cảm bởi họ nhìn thấy chính mình trong đó. Nếu bạn đang định đào tạo về các kĩ năng mềm như kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán,.. thì loại video này là giải pháp không thể phù hợp hơn.Bạn có thể cân nhắc đến thể loại này khi bạn muốn video của mình:
- Truyền tải thông điệp về cách hành xử, thái độ
- Chỉ ra những hậu quả của những hành động, cư xử sai lệch
- Khuyến khích sự hợp tác giữa các nhân viên
Tips áp dụng:
- Ngân sách: Để xây dựng một video dạng phim ngắn, bạn cần chi trả rất nhiều chi phí như thuê diễn viên, xây dựng kịch bản, thuê địa điểm, chi phí máy móc công nghệ,.. Do vậy, bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng và điều chỉnh ngân sách để tạo ra sản phẩm cuối cùng phù hợp với mục đích đào tạo của mình.
- Kịch bản lời thoại: Một lời thoại thiếu tự nhiên có thể ảnh hưởng xấu tới toàn bộ video của bạn, thậm chí là cả bài giảng trực tuyến. Trước khi triển khai kịch bản, bạn nên đọc lời thoại thành tiếng, lồng thêm cảm xúc nếu cần thiết.
3. Video dạng thuyết trình
Tại sao và khi nào?
Video thuyết trình là giải pháp hữu hiệu khi bạn muốn “thổi hồn” cho bài giảng của mình, phù hợp với dạng nội dung hướng dẫn step-by-step. Ban có thể sử dụng loại video này để giới thiệu hoặc tóm tắt một lượng thông tin cô đọng nào đó, hoặc bổ sung một vài kiến thức chuyên môn.Ngoài ra, ban nên cân nhắc dùng video này khi:
- Bạn cần làm rõ những thông tin phức tạp.
- Bạn muốn những luận điểm trong bài giảng trở nên rõ ràng và thuyết phục hơn.
Tips áp dụng:
- Giới hạn lượng thông tin truyền tải: Đừng quá tham lam “nhồi nhét” quá nhiều kiến thức vào bài thuyết trình. Bạn chỉ nên căn video dài khoảng 5 phút và phân bổ lượng thông tin hợp lý.
- Người thuyết trình: Hãy chọn người thuyết trình có phong thái tự tin, giọng nói rõ ràng, truyền cảm, không nói ngọng đồng thời, giọng nói của người này cũng phải phù hợp với concept video và thông điệp bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, người thuyết trình cũng phải biết giao tiếp bằng cơ thể, bằng ánh mắt chứ không chỉ nên nhìn chằm chằm vào ống kính!
- Đảm bảo chất lượng âm thanh tốt: Lựa chọn được người thuyết trình phù hợp nhưng chất lượng âm thanh thu lại tệ thì người xem cũng chẳng hiểu bạn nói gì. Hãy lưu ý thu âm ở nơi yên tĩnh, lọc tách tiếng ồn và chỉnh sửa cần thận ở bước hậu thu.
Xem thêm: Xây dựng video bài giảng E-learning - 6 bí quyết bạn không nên bỏ lỡ
0 comments:
Post a Comment