Ngày nay, cùng với sự xuất hiện của biết bao công nghệ hiện đại, video vẫn luôn giữ vị trí số 1 trong các hình thức truyền tải nội dung. Ở lĩnh vực E-learning cũng vậy, người người làm video, nhà nhà làm video, thế nhưng liệu được bao nhiêu doanh nghiệp thành công? Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 6 bí quyết giúp bạn xây dựng video bài giảng E-learning hiệu quả nhất.
1. Ngắn gọn và đúng trọng tâm
Một trong những yếu tố làm video bài giảng E-learning trở nên chất lượng và thu hút, đó là ngắn gọn và đề cập đúng vấn đề. Thời lượng lý tưởng của video vào khoảng 2 đến 9 phút, dù nội dung có phức tạp đến mấy cũng không nên để video dài quá 20 phút. Kéo dài thêm vài giây, vài phút mà không đúng trọng tâm sẽ làm video của bạn dài dòng, thừa thãi và người xem sẽ không thể kiên nhẫn đến cuối.
2. Lưu động
Hiện nay, E-learning ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng thay thế cho đào tạo truyền thống, sở dĩ là bởi tính lưu động, giúp người học dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi. Dung lượng kích thước vừa đủ, các chức năng tương tác không quá phức tạp là những điều mà một video bài giảng E-learning cần có. Tránh việc sử dụng những yếu tố quá nhỏ mà chỉ có thể hiển thị rõ trên màn hình rộng, và quan trọng hơn cả, hãy đảm bảo cho video của bạn rõ nét, mạch lạc, dễ hiểu, không quan trọng nó được xem ở đâu.
3. Phụ đề nhiều thứ tiếng
Ngày nay trong thời kì hội nhập, các doanh nghiệp đang rất đa dạng về mặt văn hóa và ngôn ngữ. Việc xây dựng phụ đề nhiều thứ tiếng nên được cân nhắc để các nhân viên, các đối tượng đào tạo của bạn cảm thấy được quan tâm và bị thu hút bởi video bài giảng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, với một số ngôn ngữ đặc biệt như tiếng Đức hay tiếng Tây Ban Nha, các từ và các câu có xu hướng dài hơn so với ngôn ngữ phổ thông như tiếng Anh, do vậy khi xây dựng phụ đề cần được chú trọng về bố cục và cách ngắt dòng.
4. Xây dựng mạch truyện
Xây dựng một cốt truyện mạch lạc với những sự kiện bất ngờ đưa người xem qua các cung bậc cảm xúc khác nhau là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của học viên. Bạn có thể tạo hình nhân vật chính cần học những kĩ năng mà bạn đang đào tạo hoặc sở hữu những kĩ năng ấy. Người xem sẽ trải nghiệm cùng nhân vật chính và từ đó đồng cảm, thấu hiểu, đôi khi họ sẽ nhìn thấy chính bản thân mình trong đó. Khi ấy, bài giảng E-learning của bạn không chỉ dừng lại ở một khóa đào tạo đơn thuần mà đã trở thành một chất xúc tác khiến người xem tương tác về mặt cảm xúc và thấu hiểu cả về nội dung.
->>>> Storytelling cho bài giảng E-learning, một câu chuyện nhập vai
5. Chất lượng âm thanh
Khi
xây dựng video bài giảng E-learning, nhiều biên tập viên cho rằng chất lượng audio là thứ yếu, nên được xem xét và cân nhắc sau kịch bản, hình ảnh,… Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn là sai lầm, âm thanh nên được đưa lên hàng đầu cùng với các yếu tố khác. Nếu chất lượng âm thanh thu hay bản track có sẵn kém và không khớp với yếu tố visuals, video bài giảng của bạn sẽ trở thành một thảm họa. Đầu tư nhiều thời gian hơn vào quá trình thu và lọc âm bạn nhé!
6. Tập trung vào hình ảnh
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% thông tin mà não bộ tiếp nhận đều qua dạng hình ảnh và âm thanh. Nếu coi kịch bản là vua thì trên tay ngài không chỉ có quyền năng về ngôn từ mà còn có một vũ khí đầy sức mạnh khác: hình ảnh trực quan. Hình ảnh gây ấn tượng gấp nhiều lần so với nội dung dạng chữ vì chúng tác động trực tiếp đến thị giác của chúng ta, đồng thời đánh vào cảm xúc, liên tưởng, kích thích trí tò mò.
Với những video bài giảng kiểu chỉ dẫn “how-to”, hãy cố gắng xây dựng những phân cảnh hướng dẫn từng bước cụ thể. Từ đó người xem sẽ dễ dàng “bắt chước” theo và áp dụng trong đời sống thực tế.
Nắng đã có mũ, mưa đã có ô, xây dựng video bài giảng E-learning đã có OES! Nếu gặp khó khăn trong bất kì bước nào, hãy liên hệ ngay với
OES - Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!
Xem thêm: Storyboard là gì? Tại sao storyboard cần thiết trong quá trình xây dựng video bài giảng E-learning?
0 comments:
Post a Comment