Xây dựng bài giảng E-learning - Những điều bạn cần biết về chuẩn SCORM

SCORM là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều lần trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning, dù bạn tìm đến các đơn vị cung cấp hay tự triển khai. Vậy SCORM là gì? Tại sao SCORM lại sử dụng rộng rãi trong thị trường hiện nay?

1. SCORM là gì?

xay-dung-bai-giang-e-learning-theo-chuan-scorm

Sharable Content Object Reference Model (viết tắt là SCORM) là một mô hình tham khảo, là tập hợp các tiêu chuẩn kĩ thuật và đặc tả cho một hệ thống E-learning. SCORM làm nên định nghĩa của hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS (Learning Management System) – một môi trường runtime kết nối máy của người dùng với hệ thống máy chủ, là hệ thống giúp giảng viên và học viên giao tiếp với nhau. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về hệ thống LMS và các chức năng của hệ thống này trong doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo tại đây.

Chuẩn SCORM hình thành từ một tập hợp các chuẩn khác như:
  • IMS Global Learning Consortium, Inc
  • Aviation Industry CBT (Computer-Based Training) Committee (AICC)
  • Alliance of Remote Instructional Authoring & Distribution Networks for Europe (ARIADNE)
  • Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE) 
  • Learning Technology Standards Committee (LTSC)
Hiện nay, SCORM được sử dụng bởi 62% doanh nghiệp trên thế giới và trở thành loại chuẩn được ưu ái sử dụng rộng rãi nhất trong việc xây dựng bài giảng E-learning.

->>>>>>> 4 phần mềm soạn bài giảng E-learning theo chuẩn SCORM

2. Các phiên bản của SCORM

SCORM 1.0

Phiên bản SCORM sơ khai này mới chỉ dừng lại ở khái niệm SCOs (Shareable Content Objects) và mô hình API. SCORM 1.0 quản lý truyền tải thông tin qua Internet bằng môi trường thực thi chứ không bằng những đối tượng nội dung bên trong như bây giờ.

SCORM 1.1

SCORM 1.1 ra đời vào tháng 1 năm 2001, được mở rộng hơn về các chuẩn và đặc tả. Phiên bản này gồm 2 phần:
  • Content Aggregation Model (đặc tả cho cấu trúc nội dung) mô tả về chuẩn metadata
  • Môi trường Run-time gồm mô hình API và mô hình dữ liệu
Tuy nhiên, SCORM 1.1 vẫn còn thiếu tính linh hoạt trong việc đóng gói nội dung manifest và hỗ trợ meta data nên đã sớm bị thay thế bởi SCORM 1.2.

SCORM 1.2

SCORM 1.2 ra đời 9 tháng sau người anh trước đó, và lần đầu tiên đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Phiên bản này được nâng cấp về mọi mặt, được bổ sung thêm chức năng Sequencing & Navigation cho phép xác định trình tự của các hoạt động sử dụng đối tượng nội dung, các chuẩn mới dành cho giao tiếp API, và tự điều hướng gỡ rối.

SCORM 1.3 (SCORM 2004)

SCORM 2004 có khá nhiều thay đổi so với các phiên bản trước, bao gồm một số chuẩn và đặc tả chính như: IMS Content Packing (đóng gói nội dung IMS), IMS Simple Sequencing (xác định trình tự đơn giản IMS), IEEE Data Model For Content Object Communication (chuẩn data IEEE cho đối tượng nội dung giao tiếp),…

SCORM 2004 đã phát triển qua 3 phiên bản. Phiên bản hiện tại của SCORM là 1.3.3 được bổ sung nhiều thứ mới giúp bạn xác định được nhiều yêu cầu và sự tương tác giữa đối tượng nội dung và môi trường thực thi.

3. Các lợi ích của chuẩn SCORM 

SCORM là mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật có thể đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning thông qua những khả năng sau:
  • Khả năng truy cập (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội dung giảng dạy từ một nơi xa và phân phối nó tới nhiều vị trí khác nhau.
  • Khả năng thích ứng (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.
  • Khả năng bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự thay đổi liên tục của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại.
  • Khả năng tái sử dụng (Reusability): Khả năng linh hoạt trong việc kết hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
  • Khả năng khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay nền tảng và sử dụng chúng tại một nơi khác.
  • Khả năng kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning theo chuẩn SCORM, hãy liên hệ ngay với OES - Công ty Đào tạo trực tuyến tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Bạn phải chi trả những gì cho việc xây dựng bài giảng E-learning?

0 comments:

Post a Comment