Có thể thực hiện đào tạo trực tuyến ở các cấp độ nào?

Trong xã hội hiện đại hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử thay thế cho các tài liệu thông thường và tham gia các phương thức đào tạo trực tuyến lại ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những thông tin đầy đủ về các cấp độ của đào tạo trực tuyến để có thể lựa chọn được hình thức học tập phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Vậy hãy cùng OES tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về các cấp độ có thể áp dụng đào tạo trực tuyến nhé!



“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất được dạy bởi các giáo viên giỏi nhất.”    (The Road Ahead, Bill Gates)


Các cấp độ của đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến (hay còn được gọi là E-Learning) có thể hiểu là hình thức học tập qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh,.. đã kết nối sẵn với một máy chủ ở một nơi khác có lưu trữ các phần mềm và bài giảng điện tử. Đào tạo trực tuyến gồm những cấp độ cơ bản sau:


CBT - Computer Based Training và WBT - Web Based Training


Đây là hình thức khởi đầu của mọi mô hình E-Learning trong hiện tại. Hình thức này được phát triển và phổ biến chủ yếu vào những năm từ 1960 đến 1993. 


Có thể hiểu thuật ngữ này dùng để chỉ phương pháp đào tạo dựa trên máy tính. Hay nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thuật ngữ này nói đến bất cứ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính và phần mềm.


Ở cấp độ này, bài giảng được phát triển chủ yếu dựa trên phần mềm Powerpoint, truyền tải thông qua đĩa CD-ROM hoặc Web. Đối với cấp độ đầu tiên này, người học phải thông qua bài kiểm tra đầu vào, tiếp đó sẽ tự học không có giảng viên hướng dẫn theo từng bước theo lịch trình và theo từng thời kỳ sẽ có bài kiểm tra mức độ tiếp thu bài giảng. Ưu điểm lớn nhất của hình thức đào tạo này là chi phí thấp và có thể học ở mọi lúc mọi nơi. 


Xem thêm: Đào tạo trực tuyến: 3 cách cơ bản và mẹo phải biết


Học trực tuyến có giảng viên


Đây là hình thức đào tạo mà người học sẽ học thông qua Internet/Intranet; đồng thời cả giảng viên sẽ sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để theo dõi tiến trình học tập và đăng tải bài giảng. 

Phương thức đào tạo này cho phép có sự giao tiếp giữa giảng viên - học viên và học viên - học viên. giảng viên có thể đăng tải các bài tập, bài thảo luận lên hệ thống và trực tiếp đặt câu hỏi, trả lời các câu hỏi của học viên. Bên cạnh đó, họ đồng thời có thể chấm điểm, đánh giá khả năng học tập và chỉ dẫn, thay đổi lộ trình học tập sao cho phù hợp với người học nhất. 


Các lớp học ảo


Đây cũng là một hình thức, cấp độ đào tạo thông qua mạng Internet/Intranet và có kết hợp sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để thúc đẩy hiệu suất đào tạo. Một điểm khác biệt so với các cấp độ trước đó chính là các “lớp học ảo” vẫn giữ nguyên tính chất của các lớp học truyền thống thông thường, tuy nhiên các giờ học được tổ chức để thảo luận về các Case Studies. Giảng viên ở đây sẽ đóng vai trò là người thực hiện các hướng dẫn trực tiếp, còn các học viên có thể học hoặc xem lại bài giảng cũng như làm bài tập trực tiếp như đang tham gia các lớp học thực tế.

Một hình thức ngày càng phổ biến ở cấp đào tạo này là MOOC (Massive Open Online Course). Hình thức này đề cao ngữ cảnh nội dung được truyền tải cũng như cải thiện tính chất thảo luận và làm việc nhóm. Tương tự như đào tạo từ xa, hình thức này cho phép số người đăng ký lên đến hàng ngàn người học và thông thường không có bất kỳ sự giới hạn hay ràng buộc nào về điều kiện để tham gia khóa học cũng như chi phí tham gia khóa học.

Hình thức này bao gồm 2 hoạt động chính:

  • xMOOC (transmissive MOOC): giảng viên truyền tải nội dung như ở các lớp học truyền thống.

  • cMOOC (connectivist MOOC): người học tự xây dựng và quản lý nội dung khóa học cũng như tiến độ của mình thông qua tài liệu được cung cấp sẵn.


=> Đào tạo trực tuyến - Phân biệt E-Learning và M-Learning



Tiềm năng nào cho phát triển đào tạo trực tuyến ở Việt Nam?


Theo một nghiên cứu của Cyber University, khoảng 90% các trường đại học và doanh nghiệp ở Singapore đã và đang áp dụng phương thức đào tạo này, trong khi ở Mỹ, con số này ở mức 80%. 

Tại Việt Nam, với định hướng giáo dục trở thành một trong những ngành được ưu tiên hàng đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức E-Learning để tổ chức các cuộc thi như “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” vào năm 2010; hay chương trình “Tìm kiếm Đại Sứ E-Learning Việt Nam” vào năm 2019. Có thể thấy các cấp quản lý giáo dục đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp bậc giáo dục nhằm đổi mới phương pháp học tập, cải thiện và nâng cao chất lượng học tập cũng như cung cấp các kỹ năng mềm trong kỷ nguyên thông tin như hiện nay. 

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và tiền năng, mô hình đào tạo này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với không chỉ giáo dục mà cả các ban ngành khác. Các doanh nghiệp đầu tư nội chủ yếu là các công ty công nghệ thông tin; trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại chủ yếu thiên về các dự án lớn không đủ địa phương hóa. Chưa kể đến đầu tư vào các hệ thống E-Learning lại chưa rõ chi phí và chưa thể đảm bảo lợi nhuận.


Có thể thấy E-Learning sẽ trở thành một xu hướng đào tạo trong tương lai không xa. Vì thế bài viết về các cấp độ của đào tạo trực tuyến chắc hẳn phần nào giúp được cho các bạn lựa chọn hệ thống đào tạo phù hợp nhất cho bản thân và doanh nghiệp!


Xem thêm: Những con số biết nói về giáo dục trực tuyến


Với thời đại công nghệ và như cầu sử dụng thiết bị điện tử cao như hiện nay thì việc áp dụng các khóa học trực tuyến như phần mềm E-Learning cho doanh nghiệp sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.  Nếu muốn tìm hiểu thêm về hệ thống phần mềm E-Learning cũng như E-Learning trong học tập và đào tạo, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để nhận được những tư vấn phù hợp trong con đường triển khai E-Learning của doanh nghiệp, tổ chức và trường học nhé!


0 comments:

Post a Comment