Nâng cao chất lượng bài giảng E-learning với 4 cách sau

Chỉ cần biết một số mẹo nhỏ sau, tôi tin rằng bạn sẽ cải thiện được đáng kể chất lượng bài giảng E-learning của mình đó, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Tìm một góc nhìn đặc biệt về nội dung

bai-giang-e-learning-content

“Đặc biệt” chính là từ khóa mà bạn cần quan tâm. Vậy điều gì khiến một bài giảng trở nên đặc biệt? Có thể đó là bài giảng đem lại nhiều giá trị cho người học, khiến họ cảm thấy có ích sau khi hoàn thành. Cũng có thể bài giảng đó đề cập đến vấn đề mà học viên quan tâm hoặc có cách truyền đạt thú vị.  Cụm từ “đặc biệt” ở đây khá trừu tượng và khiến bạn mông lung vô cùng.

Bài giảng E-learning có thể được chuẩn bị kĩ càng về cả nội dung lẫn thiết kế, nhưng nếu bạn không làm nổi bật rõ lý do mà người học nên tham gia khóa học thì mọi thứ bạn cố gắng đều trở nên vô nghĩa. Hãy tô đậm những mục tiêu mà bạn mong muốn người học đạt được sau khóa học, đan gài chúng vào nội dung và hãy đặc biệt lưu ý đến cách mà họ có thể áp dụng những kiến thức đó vào công việc thực tiễn.

2. Sức mạnh của visual content

bai-giang-e-learning-visual-content

Tôi có thể khẳng định với bạn một điều, không một ai thích đọc nhiều chữ, chắc chắn không một ai! Những đoạn văn bản chi chít chữ khiến bài giảng của bạn trở nên nhàm chán, buồn ngủ và người học sẽ dễ dàng buông xuôi bỏ lửng.

Yếu tố visual chính là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Đan xen các visual content trong bài giảng của bạn vừa giảm bớt được số lượng từ ngữ phức tạp, lại “đập vào mắt” người xem nên sẽ tăng khả năng tiếp thu, đồng thời truyền đạt thông điệp đến người học dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh lạm dụng visual content quá nhiều mà không có mục đích, điều này sẽ khiến bài giảng của bạn trở nên sáo rỗng và vô nghĩa.

Tip: Hãy tìm những tấm ảnh rõ nét, liên quan đến bài giảng của bạn và nếu được, hãy chọn hình ảnh của một người đang nhìn thẳng vào ống kính, tạo hiệu ứng eye-contact với người xem.

->>>>>> 8 loại visual content và các trường hợp áp dụng.

3. Nội dung phải dễ đọc

bai-giang-e-learning-de-doc

Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng, họ chỉ cần chuyển nội dung có sẵn ở dạng Word hay PDF lên PowerPoint và thêm vài yếu tố chuyển động là hoàn thành một tệp bài giảng. Đó thật sự là một sai lầm tai hại, bởi quá trình số hóa nội dung không đơn giản như vậy.

Cũng như mọi loại văn bản tài liệu khác, bài giảng E-learning cũng đòi hỏi cách sắp xếp bố cục nội dung sao cho dễ đọc nhất. Toàn bộ khóa học cần được thiết kế cẩn thận, đặc biệt với các loại định dạng và layout, cách phân chia nội dung và khoảng cách giữa các yếu tố.

Tip: Hãy chia nhỏ nội dung của bạn ra thành các phần, các đoạn khác nhau và đặt tiêu đề cho chúng.

4. Áp dụng case study và hình thức storytelling

bai-giang-e-learning-storytelling

Case study là những vấn đề ở dạng tình huống, hoàn cảnh, sự việc có thật trong thực tế, có thể áp dụng lý thuyết vào để phân tích, tìm hiểu và mổ xẻ. Case study là công cụ học tập vô cùng hiệu quả, dạy người học cách vận dụng kiến thức và đồng thời làm tăng tính thuyết phục của toàn bộ bài giảng.

Con người rất thích những câu chuyện li kì, chúng ta luôn thích xem phim hơn là đọc một quyển từ điển khi có thời gian rảnh. Chúng ta nghiền ngẫm và suy nghĩ về những câu chuyện và tự thấy chính bản thân mình trong đó. Đó là chính là giải pháp tiếp theo cho bài giảng - storytelling.

Tips dành cho storytelling:
  • Xác định vấn đề mà học viên đang phải đối diện trong cuộc sống mà có liên quan đến nội dung bài giảng.
  • Giải thích chúng ảnh hưởng đến người học thế nào, về mặt tiền bạc? thời gian?
  • Lý giải những điều đã ngăn họ giải quyết, hoặc những giải pháp mà họ cố gắng đặt ra nhưng vẫn chưa triệt để được vấn đề.
  • Đưa ra cách giải quyết vấn đề
  • Kết thúc câu chuyện với một cái kết “happy”.
Nếu bạn có nhu cầu xây dựng hệ thống bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES để được tư vấn hỗ trợ và triển khai nhé!

Xem thêm: Gamification là gì? Tại sao nên áp dụng gamification vào số hóa bài giảng?

0 comments:

Post a Comment