Với kinh nghiệm số hóa bài giảng cho các doanh nghiệp lớn nhỏ như: OceanBank, VNPost, MobiFone, SeABank,.., OES nhận thấy rằng nhiều công ty gặp phải vấn đề trong việc bố trí ngân sách, dù lên kế hoạch cẩn thận đến mấy cũng phát sinh ra những khoản tiền không đáng có trong quá trình triển khai. Sau đây là những khoản chi phí bài giảng E-learning phát sinh mà tôi tổng hợp lại được, hi vọng có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và tìm được giải pháp phù hợp để tối ưu tối đa ngân sách của mình.
Nếu bạn chưa rõ những về những
chi phí bài giảng E-learning tối thiểu, hãy tìm hiểu kĩ hơn
tại đây nhé.
1. Chi phí chỉnh sửa bài giảng E-learning
Cho dù bạn có một đội ngũ inhouse hay phải tìm đến outsource để
triển khai dự án E-learning, chắc chắn bạn sẽ phải chỉnh sửa bài giảng nhiều lần cho đến khi đạt được mục đích, đặc biệt là với phần thiết kế. Điều này không những tiêu tốn nhiều tiền bạc của bạn mà còn có thể khiến bạn bị chậm trễ kế hoạch.
Giải pháp duy nhất cho vấn đề này, đó là xác định rõ ràng mục tiêu của bạn theo tiêu chí SMART (Cụ thể - Đo lường được – Thực tế - Liên quan đến tầm nhìn chung - Thời gian hoàn thành) và liệt kê ra toàn bộ những yêu cầu mà bạn muốn có ở bài giảng theo thứ tự ưu tiên. Tất nhiên, giải pháp này cũng không thể giải quyết được triệt để vấn đề trên, tuy nhiên tôi chắc chắn rằng bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều đó!
2. Chi phí “bản địa hóa”
Khái niệm “bản địa hóa” còn khá xa lạ trong quá trình
số hóa bài giảng E-learning, tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng đây là quá trình phiên dịch, thuyết minh và chỉnh sửa nội dung giảng dạy phù hợp với văn hóa của nhóm đối tượng mục tiêu. Chi phí này đặc biệt nổi trội trong các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp đa quốc gia với đông đảo các loại quốc tịch khác nhau. Khoản tiền phát sinh này hoàn toàn có thể tránh và tối ưu bằng cách lên kế hoạch kĩ càng và xây dựng những nội dung dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa, không quá đặc thù về văn hóa.
3. Đầu tư vào những dịch vụ và chức năng không cần thiết của phần mềm E-learning
Một đội ngũ triển khai dịch vụ đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách tìm kiếm và đầu tư vào những công cụ giúp họ xây dựng bài giảng E-learning hiệu quả, phù hợp với mục đích của họ. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm “trinh chiến” với E-learning, đội ngũ tự triển khai chủ yếu dựa vào kiến thức tự tìm hiểu và cảm tính nên vẫn không thể tránh khỏi việc đầu tư chưa đúng cách vào một hệ thống phần mềm E-learning. Họ dễ dàng mắc phải sai lầm và tốn nhiều chi phí để mua các chức năng không cần thiết do chưa hiểu kĩ về chúng. Chẳng hạn, các hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến LMS (Learning Management System) thường cung cấp vô số các chức năng và giải pháp để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu chưa tìm hiểu kĩ, chắc chắn bạn sẽ bị “sập bẫy” Marketing của các công ty này. Do vậy hãy đảm bảo rằng những khoản tiền mà bạn bỏ ra thật sự đáp ứng được mục đích hoặc nhu cầu nào đó, nếu không chúng có thể sẽ thổi bay hoàn toàn ngân sách của bạn đó!
Trên đây là 3 loại
chi phí bài giảng E-learning bạn cần chú ý để lên kế hoạch cẩn thận và điều chỉnh ngân sách hợp lý. Nếu bạn còn những thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với OES qua website:
https://oes.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Xem thêm: Gamification là gì? Tại sao nên áp dụng gamification vào số hóa bài giảng?
0 comments:
Post a Comment