Xây dựng bài giảng E-learning: Đừng để quá tải thông tin!

Trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning, đôi khi bạn sẽ muốn “nhồi nhét” nhiều thông tin để bài giảng có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ phản tác dụng và vô hình chung khiến người học bị quá tải thông tin, học mà không-nhớ-được-gì. Vậy nên hãy cùng theo dõi bài viết sau để tránh được tình trạng này nhé!


xay-dung-bai-giang-e-learning


Luôn ghi nhớ nhu cầu của học viên

xay-dung-bai-giang-e-learning-khong-qua-tai

Bài giảng E-learning được xây dựng dành cho đối tượng học tập của bạn, nên hãy luôn ghi nhớ những nhu cầu của học viên, đặt mình vào vị trí của họ trong quá trình triển khai.

Tuy nhiên, lý thuyết là vậy nhưng chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp hàng tá những khóa đào tạo vòng tròn, nội dung lan man hay chứa quá nhiều bài học khiến người học “nổ tung”.

Hãy cố gắng xây dựng bài giảng E-learning với tâm thế của người học. Bạn cần tập trung vào thông điệp/nội dung trọng tâm của bài giảng và chú ý những điểm sau:
  • Phân tích kĩ càng người học của bạn trên các tiêu chí về nhân khẩu học cùng với nhu cầu thông tin, trình độ học vấn của họ. Để giải quyết được vấn đề này, bạn cần trả lời được 15 câu hỏi tại đây.
  • Sắp xếp nội dung theo thứ tự ưu tiên: Bạn cần chia nội dung theo 2 nhóm – phải biết và sẽ tốt nếu biết. Giới thiệu những nội dung mà bạn đã phân loại theo các lớp layers (chỉ xuất hiện khi người học ấn vào nút điều hướng hoặc hình ảnh/tab nào đó)

Storyboard mọi thứ trước khi bắt đầu

xay-dung-bai-giang-e-learning-khong-qua-tai-1

Đây là tài liệu thường bị bỏ qua trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning. Đừng làm vậy! Bạn đang bỏ lỡ một công cụ đắc lực giúp bạn hiểu rõ ý tưởng của mình.

->>>>>>> Storyboard là gì? Tại sao storyboard cần thiết trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning?

Sau đây là những điểm chính mà mình liệt kê ra, bạn có thể tham khảo để xây dựng một storyboard hiệu quả:
  • Nhu cầu học viên luôn đúng, nếu sai hãy xem lại phần 1! Đảm bảo rằng bạn đang bám sát kế hoạch ban đầu và những mục tiêu bạn đề ra trước khi bắt đầu tạo storyboard.
  • Quá trình xây dựng storyboard sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về mạch nội dung của bài giảng và cách thông tin đó hiển thị trên mỗi màn hình. Nếu một màn hình quá “chật chội” để chứa thông tin, hãy xem xét chia chúng sang các slide khác.

“Ít là nhiều”

xay-dung-bai-giang-e-learning-khong-qua-tai-2

Người học sẽ rất khó tiếp thu thông tin và dễ dàng buồn ngủ nếu bài giảng của bạn “đầy ặc” con chữ. Họ sẽ không biết mình cần tập trung vào những thông tin nào, đồng thời bộ não của con người sẽ bị quá tải nếu có quá nhiều task đầu việc phải hoàn thiện.

Sau đây là một vài lưu ý để bài giảng của bạn “ít mà nhiều”:
  • Lý giải một nội dung, một ý tưởng trong một màn hình
  • Tránh sử dụng quá nhiều câu ghép và đoạn văn dài, hãy chia thành các ý nhỏ, gạch đầu dòng và bôi đậm những từ khóa cần thiết. Bạn nên giới hạn mỗi đoạn văn không quá 4 câu dài 2 đến 3 dòng.
  • Sử dụng yếu tố visual để giảm lượng chữ trên màn hình
->>>>>>> 8 kiểu visual content mà bạn nên áp dụng khi số hóa nội dung
  • Tận dụng âm thanh, thu âm lời giảng, lời tường thuật để lý giải nội dung.
  • Mô hình hóa nội dung: tận dụng các biểu đồ quá trình (lưu đồ) hoặc chia nội dung theo một trình tự logic nào đó (các bước step-by-step, nhóm nội dung cùng chủ đề,..)
Để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng bài giảng E-learning, hãy liên hệ nay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Nâng cao chất lượng bài giảng E-learning với 4 cách sau

0 comments:

Post a Comment