4 điều bạn hay bỏ sót khi xây dựng bài giảng E-learning

Sau khi xây dựng xong một bài giảng E-learning, bạn luôn cảm thấy “thiếu thiếu”? Bạn lăn tăn nội dung và thiết kế chưa đạt được tiêu chí mà khách hàng đề ra? Bạn đau đầu, mất nhiều thời gian để kiểm tra lại nhiều lần nhưng vẫn còn bỏ sót? Để tránh những sai lầm đáng tiếc, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé!

Điểm nhấn

diem-nhan-bai-giang-e-learning

E-learning đang ngày càng phát triển và trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục đào tạo. Người người, nhà nhà bước vào cuộc chiến số hóa nội dung và đó cũng là lý do mà bài giảng điện tử đã không còn xa lạ gì với người học.

Vậy tại sao họ cần tham gia khóa đào tạo của bạn mà không phải của người khác? Câu trả lời nằm ở điểm nhấn. Khi xây dựng một bài giảng E-learning, bạn luôn cần đảm bảo rằng bài giảng cần có điểm nhấn, cả về nội dung lẫn thiết kế để thu hút sự chú ý của đối tượng học tập. Một bài giảng mơ hồ, thiếu trọng tâm, màu sắc nhạt nhòa sẽ gây ấn tượng xấu với học viên ngay từ lần đầu tiên, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đào tạo sau này.

Tips: Trước khi đưa bài giảng lên hệ thống, hãy khảo sát những người xung quanh bạn. Nếu họ cảm thấy nhàm chán hay bị xao nhãng bởi những thứ khác, đó là lúc bạn cần xem lại điểm nhấn của bài giảng.

Tính đồng nhất

tinh-dong-nhat-trong-thiet-ke-bai-giang-e-learning

Đồng nhất là một quy tắc vô cùng quan trọng khi xây dựng bài giảng E-learning. Một bài giảng điện tử có thể được tạo bởi một nhóm những người khác nhau, tuy nhiên vẫn cần đòi hỏi về sự thống nhất. Bạn có thể có nhiều ý tưởng thiết kế độc đáo cho phần của mình nhưng nếu trộn lẫn chúng với các phần khác mà không theo một chuẩn nhất định thì sẽ tạo ra một bài giảng lộn xộn vô cùng.

Tips: Để tạo ra sự đồng đều và hài hòa trong suốt các slides bài giảng dù bạn có làm việc một mình hay với nhiều người, hãy tham khảo các nguyên tắc sau:
  • Sử dụng một theme cố định cho toàn bộ bài giảng.
  • Chọn lọc một nhóm các phông chữ, màu sắc và templates.
  • Không chủ động thay thế hoặc thêm thắt các chức năng bấm (buttons), kích cỡ các đầu mục, khoảng trống,.. Mọi yếu tố đều phải theo sát theme ban đầu bạn đã lựa chọn.
  • Bám sát một số tiêu chuẩn cho mọi dự án. Điều này sẽ đảm bảo team của bạn làm việc hòa hợp với nhau, tạo thành các slides bài giảng đồng nhất về cả về mặt nội dung và thiết kế.

Tương phản giữa các yếu tố visual

tuong-phan-giua-cac-yeu-to-visual-trong-bai-giang-e-learning

Một bài giảng đã có trọng tâm nội dung và thiết kế hài hòa nhưng lại nhạt nhòa không có các yếu tố tương phản sẽ chẳng thể thu hút được người học. Thật vậy, những yếu tố đối lập nhau về kích cỡ, hình dáng, màu sắc sẽ làm nổi bật được một số nội dung (thường là phần ghi nhớ, lưu ý), tạo điểm nhấn visual thu hút người học và làm bài giảng trở nên sinh động.

Lưu ý: Bạn cần đặc biệt chú trọng giữa sự tương phản về cả màu sắc lẫn hình dáng, giữa chữ (text) và nền (background).

>>>>>> Phối màu trong bài giảng E-learning – Bạn đã biết?

Khoảng trắng trên màn hình

white-space-bai-giang-e-learning

Khoảng trắng trên màn hình vốn là vấn đề gây tranh cãi giữa bộ phận thiết kế và bộ phận nội dung trong một dự án E-learning. Nếu bên thiết kế luôn đòi hỏi những khoảng trắng thì bên nội dung lại luôn mong muốn chèn thêm các thông tin vào đó.

Khoảng trắng được coi là chìa khóa vạn năng của bài giảng E-learning, giúp bài giảng có bố cục rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu và đem lại không gian thoáng đãng cho người học. Theo một số thống kê, khoảng trắng trong thiết kế bài giảng E-learning tăng khả năng đọc hiểu của người xem đến 20%.

Tips: Bạn có thể sử dụng khoảng trắng với 2 mục đích sau:
  • Tạo các vách ngăn giữa các yếu tố trên màn hình và khiến người học phải tạm dừng suy ngẫm giữa những yếu tố đó.
  • Để thu hút sự chú ý vào một số đầu mục, phân đoạn đặc biệt.

Để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Đào tạo trực tuyến và đào tạo từ xa: Đừng nhầm là một!

0 comments:

Post a Comment