Storyboard là gì? Tại sao Storyboard cần thiết trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning?

Storyboard vốn là khái niệm không còn xa lạ gì với các designer. Vậy Storyboard được áp dụng thế nào trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning?

1. Storyboard là gì?

storyboard-trong-xay-dung-bai-giang-elearning

Storyboard bao gồm 2 từ khóa chính: story và board. Story là những câu chuyện, những nội dung, thông điệp bạn muốn truyền tải cho người xem. Board dịch sang tiếng Việt nghĩa là chiếc bảng. Storyboard được hiểu nôm na là “nội dung được vẽ lên bảng”.
Storyboard được áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất mọi thứ liên quan đến thị giác và hiệu ứng chuyển động chẳng hạn như làm phim, truyện tranh,.. và tất nhiên trong quy trình xây dựng bài giảng E-learning. Những chiếc “bảng” này cho bạn một cái nhìn tổng quan về bố cục nội dung, cách trình bày và sắp xếp nội dung qua mỗi màn hình và mô đun. Cụ thể hơn, Storyboard bao gồm những mô tả của giao diện người dùng, những điều hướng và chức năng mong muốn,…

2. Tại sao cần Storyboard khi xây dựng bài giảng E-learning?

Giúp triển khai hệ thống E-learning hiệu quả

storyboard-giup-trien-khai-he-thong-elearning-hieu-qua

Storyboard được hiểu như một dàn ý của bài văn, là khung xương bao gồm những ý tưởng cốt yếu nhất cho quá trình thiết kế bài giảng. Storyboard đặc biệt có ích khi triển khai hệ thống bài giảng E-learning, những thành viên khác trong team cũng như khách hàng đều có thể nắm bắt được toàn bộ ý tưởng và nội dung của hệ thống.
Một Storyboard hiệu quả còn giúp bạn định hướng nên tập trung vào điểm nào đồng thời vạch ra một quy trình làm việc hiệu quả nhất.

Tiết kiệm thời gian

storyboard-tiet-kiem-thoi-gian-xay-dung-bai-giang-elearning

Việc định hình sẵn một dàn ý sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian. Xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng bài giảng, bạn không cần phải đắn đo có nên thay đổi phần A, bổ sung phần B không, mà chỉ cần bám sát theo Storyboard được vạch ra sẵn từ ban đầu. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và cả chi phí nữa.

Khắc phục điểm yếu

storyboard-la-gi-tai-sao-storyboard-can-thiet-khi-xay-dung-bai-giang-elearning

Đặc biệt hơn, sau khi hoàn thiện Storyboard, bạn có thể xác định được những điểm mạnh điểm yếu của hệ thống và hoàn toàn có thể khắc phục nó trước cả khi bắt đầu triển khai.

 3. Cần chuẩn bị gì trước khi xây dựng Storyboard?

can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tao-storyboard

Chớ nên vội vàng, việc đặt bút mà chưa có những định hướng rõ ràng trong quy trình xây dựng bài giảng E-learning sẽ làm bạn đi lệch hướng và tạo ra sản phẩm không mong muốn. Trước khi bắt đầu tạo ra những khung hình đầu tiên, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
  • Ai là người xem bài giảng của bạn?
  • Khóa đào tạo của bạn cần gì?
  • Mục đích chính của khóa đào tạo là gì?
  • “Câu chuyện” mà bạn định kể trong quá trình đào tạo là gì? Đâu là phần quan trọng nhất?
  • Bạn đang có những công cụ gì?
  • Nội dung của bạn được chia thành những đầu mục chính như thế nào? Đâu là phần đầu tiên?
  • Học viên của bạn đã từng trải nghiệm hệ thống E-learning nào chưa?
  • Họ có phải là những đối tượng thành thạo/dễ thích nghi với công nghệ?
  • Các khóa đào tạo trước đây của công ty bạn được xây dựng như thế nào?
  • Bạn định sử dụng những công cụ gì cho hệ thống bài giảng?
  • Làm thế nào để chia nhỏ nội dung của bạn thành một chuỗi những bài giảng xuyên suốt, gắn kết chặt chẽ với nhau?
  • Kế hoạch triển khai hệ thống bài giảng E-learning?

4. Làm thế nào để xây dựng Storyboard hiệu quả?

xay-dung-storyboard-hieu-qua

Storyboard thường được xây dựng trên PowerPoint hoặc Word. Một Storyboard thành công cần phải có những thông tin sau:
  • Số các slides
  • Tiêu đề slide
  • Text: chữ trên màn hình, lời dẫn (script) cho bài giảng, hướng dẫn, phụ đề video
  • Graphics (đồ họa): hình ảnh minh họa, biểu đồ, sơ đồ, infographics (đồ họa thông tin), bảng,…
  • Animations (hiệu ứng): entrance and exit animations (hiệu ứng xuất hiện và biến mất), hiệu ứng cho từng vật thể, thời gian mỗi hiệu ứng
  • Âm thanh, video: Tải sẵn âm thanh và video để nhúng vào file, hướng dẫn/mô tả cho mỗi video
  • Bài kiểm tra đánh giá: bài kiểm tra đầu vào, bài kiểm đánh giá sau mỗi học phần,…
  • Navigation (điều hướng): Điều hướng chính (trang chủ, menu, trợ giúp), Điều hướng cho slide (chuyển về slide trước – sau – theo ý muốn)
  • Mô phỏng
  • Khác: nguồn tải file, đường link bên ngoài, bảng chú giải thuật ngữ,…
Chú ý: Phải luôn cẩn thận trong cách bạn chọn và kết hợp các yếu tố trên. Đích đến của bạn là xây dựng bài giảng E-learning hiệu quả, gây hứng thú với người học và tối ưu quá trình đào tạo, tuy nhiên, việc quá tham hiệu ứng, nội dung hay kết hợp chúng không hài hòa sẽ làm bài giảng của bạn bị quá tải.

5. Bạn đã sẵn sàng sau khi xây dựng Storyboard?

xay-dung-storyboard

Khi bạn đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của Storyboard, bạn cần xem xét lại và chỉnh sửa, bạn có thể nhờ những người trong team cùng kiểm tra để đảm bảo độ khách quan. Để ra đời một Storyboard chất lượng, bạn cần thử nhiều hơn một lần nên đừng lo lắng nếu bạn phải sửa quá nhiều nhé!
Một khi cả nhóm của bạn lẫn khách hàng đều hài lòng với storyboard, đó là nền tảng vững chắc để bạn đi đến những bước phát triển tiếp theo.

Lời kết, xây dựng Storyboard không phải là quy trình quá phức tạp nhưng lại đóng vai trò quyết định trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning. Một khi bạn làm chủ được quy trình này, việc bạn đi được đến thành Rome chỉ còn là vấn đề thời gian!

Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với OES - Công ty đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Phối màu trong bài giảng E-learning - Bạn đã biết?

0 comments:

Post a Comment