1. Đặt mục tiêu SMART
- S (Specific): cụ thể
- M (Measurable): đo lường được
- A (Achievable): có thể đạt được
- R (Relevant): thực tế
- T (Time-bound): thời gian hoàn thành
Specific
Mọi mục tiêu đặt ra đều phải cụ thể, tránh việc đặt ra mục tiêu mông lung, không rõ ràng sẽ làm ảnh hướng đến hướng đi của toàn bộ quá trình. Bạn cần mục tiêu như một chiếc kim chỉ nam dẫn đến đích thì bạn cần hiểu rõ nơi bạn muốn kết thúc là gì.Measurable
Mục tiêu phải bao gồm khối lượng công việc chính xác, ngày tháng, …để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó. Chẳng hạn, thay vì đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí đào tạo, hãy cụ thể hơn bằng cách đặt ra những câu hỏi như: Tiết kiệm bao nhiêu? Trong bao lâu? Đào tạo bao nhiêu người?Achievable
Một mục tiêu được thiết lập phải cụ thể, đo lường được và nằm trong khả năng thực hiện của bạn. Nếu mục tiêu ngoài tầm với, bạn và những thành viên trong nhóm sẽ bị nản lòng, nhụt chí, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Tuy nhiên, cũng tránh việc đặt mục tiêu quá dễ dàng vì khi đó, chiến thắng cũng không còn ý nghĩa gì và bạn không có động lực để tiếp tục cố gắng. Một mục tiêu lý tưởng nhất phải vừa sát với thực tế đồng thời đặt ra thử thách giúp nâng cao giá trị của sự “chiến thắng”.Relevant
Mỗi chiếc kim chỉ nam nhỏ đều hướng tới một cái đích duy nhất: Thành Rome – một mục tiêu lớn hơn cả mang tầm nhìn chung. Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng của công ty, bạn có thể tập trung phát triển để luôn tiến lên hoàn thiện sản phẩm cũng như tạo ra giá trị về lâu dài cho công ty.Time-bound
Mọi mục tiêu đều cần có thời hạn, hãy giới hạn mục tiêu của bạn trong một khoảng thời gian nhất định như 1 tuần, 1 tháng, 1 năm,.. tùy vào khối lượng công việc để quá trình thực hiện diễn ra hiệu quả và kỷ luật hơn. Với những mục tiêu lớn và dài hạn, hãy chia nhỏ ra thành từng mốc thời gian bạn nhé!2. Xác định kế hoạch triển khai LMS
- Cấu trúc server và data base
- Phần mềm cài đặt
- Rủi ro và kế hoạch dự phòng
- Kế hoạch hỗ trợ người dùng
- Loại phần mềm và phiên bản cài đặt
- Kế hoạch duy trì server
- Quản lý tài nguyên server
- Băng thông server và băng thông ở các nút (nodes)
- Phân chia các cơ sở hệ thống
- …
3. Xây dựng đội ngũ thực hiện
- Project leader/ Project manager (Quản lý dự án): là người chịu trách nhiệm cao nhất trong 1 team, đảm bảo công việc theo đúng tiến độ và chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả.
- Người đại diện quản lý (Management representatives) và những nhân viên từ tất cả các nhóm có lợi từ dự án (thường là nhân viên từ phòng HR, Tài chính, ..) Dù có thể không làm việc trực tiếp trong dự án nhưng team này có vai trò rất lớn trong việc feedback, kiểm tra lại tính năng của hệ thống trước khi đưa vào sử dụng. Bằng cách này, hệ thống E-learning của bạn sẽ được đánh giá một cách trực quan nhất và được cải thiện rõ rệt.
- Đội kĩ thuật (Technical team): Đây là những thành viên cốt lõi của nhóm, đội kĩ thuật chính là những người xây dựng nên phần cứng, phần mềm, bảo đảm hiệu năng của LMS, quy mô, cấu trúc của hệ thống E-learning.
4. Quy trình chuẩn chất lượng
5. Quản lý rủi ro
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tự thiết kế bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES - công ty hàng đầu về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn tự thiết kế bài giảng bằng phần mềm E-learning Adobe Presenter
0 comments:
Post a Comment