Mẹo thiết kế đồ họa E-learning trong số hóa bài giảng

Có thể dễ dàng thấy rằng, trải nghiệm trực quan của người học E-learning luôn gắn liền với sự tương tác với màn hình. Do vậy, để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho họ, hãy cùng áp dụng một số mẹo sau vào quy trình số hóa bài giảng nhé!

1. Typography

typography-so-hoa-bai-giang

Có thể thấy, typography – nghệ thuật thiết kế chữ cái đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng thị giác và tăng khả năng tiếp thu của người học. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ rằng không phải mọi phông chữ đều hoạt động hiệu quả trên mọi thiết bị.

Khi lựa chọn phông chữ để tạo typography, bạn cần nắm rõ những “thần chú” sau:
  • Việc sử dụng nhiều hơn 2 phông chữ cho 1 màn hình sẽ làm rối mắt và khiến người học mất tập trung. Do vậy, kết hợp nhuần nhuyễn 2 phông chữ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.
  • Lựa chọn các phông chữ tương thích trên cả máy tính lẫn thiết bị di động, chẳng hạn như: Arial, Verdana, Helvetica,.. Các phông chữ không chân sẽ luôn được ưu trên máy tính hơn so với các phông chữ có chân.
  • Đảm bảo rằng kích cỡ phông chữ không quá to hoặc quá nhỏ cho từng bộ phận văn bản. Chẳng hạn với phần thân đoạn văn, cỡ chữ hợp lý nhất rơi vào khoảng 14-16 pt.

2. Sử dụng đúng hình ảnh

dung-hinh-anh-so-hoa-bai-giang

Bạn nên nhớ rằng, mọi yếu tố trong bài giảng E-learning đều hướng tới một vài thông điệp và đóng góp một vai trò nhất định. Đừng bao giờ sử dụng hình ảnh chỉ để trang trí hay lấp đầy khoảng trống bạn nhé!

3. Phối màu chuẩn

phoi-mau-so-hoa-bai-giang

Trong thiết kế bài giảng E-learning, màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thẩm mỹ của toàn bộ hệ thống bài giảng cũng như cảm xúc, tâm trạng của học viên. Việc sử dụng bộ màu tương phản, hay bộ màu tương tự nhau cho những đoạn nội dung như thế nào, bạn đều phải nắm rõ.
Để nội dung dễ đọc hơn, hãy chọn những bộ màu có độ tương phản cao cho typography và những bảng màu đối lập cho background và văn bản, chẳng hạn như với văn bản màu đen, màu nền chắc chắn nên là màu trắng.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng quá 3 màu sắc đối lập trong 1 màn hình, điều này sẽ khiến người học mất tập trung, đồng thời không làm nổi bật được những thông tin cần thiết trong bài giảng.

->>>> Phối màu cho bài giảng E-learning – Bạn đã biết?

4. Bố cục hợp lý

bo-cuc-hop-ly-so-hoa-bai-giang

Bố cục của một slide, một màn hình ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng đầu của người học tới bài giảng. Một bài giảng có bố cục rõ ràng sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt. Ngoài ra hãy cố gắng tạo một bố cục hợp lý ở mỗi màn hình để thể hiện các mối quan hệ giữa những thành tố.

Mẹo:
  • Những yếu tố visual hay các văn bản mô tả cùng một nội dung/chủ đề nên được đặt cạnh nhau hoặc gần nhau để thể hiện một mối quan hệ nào đó.
  • Đảm bảo bố cục màn hình của bạn thuận tiện cho việc scan
  • Những nội dung quan trọng, cần được ghi nhớ nên được đặt ở giữa hoặc ở vị trí nổi bật nhất.
  • Sử dụng typography, màu sắc, hình ảnh.. để phân chia nội dung thành các cấp bậc khác nhau.
Bạn có thể tải bộ template Số hóa bài giảng OES dưới đây để tham khảo cách phân chia bố cục hợp lý: Tải tại đây

5. Khoảng trắng

khoang-trang-so-hoa-bai-giang

Sử dụng các đồ họa không liên quan để lấp đầy tất cả các khoảng trắng khi số hóa bài giảng là một sai lầm phổ biến trong các dự án E-learning hiện nay. Thay vào đó, bạn nên tận dụng các khoảng trắng này để ngăn cách, tạo các ranh giới ngầm giữa các yếu tố visual, miễn sao cho màn hình của bạn không quá trống.

Mẹo:
  • Giảm độ dài của đoạn văn bản bằng cách gạch đầu dòng sẽ giúp bạn giảm được khoảng trắng và khiến bài giảng của bạn có bố cục rõ ràng hơn.
  • Để thu hút sự chú ý, hãy tận dụng nhiều khoảng trắng giữa các đoạn văn và các yếu tố đồ họa.
 Để được tư vấn và hỗ trợ thêm về các dịch vụ số hóa bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Gia tăng tính tương tác cho bài giảng E-learning với 4 yếu tố sau

0 comments:

Post a Comment