Chi phí bài giảng E-learning là bao nhiêu?

E-learning giờ đây đã trở thành một xu hướng thiết yếu trong lĩnh vực đào tạo. Từ những doanh nghiệp nhỏ cho đến những tập đoàn lớn, E-learning luôn được ưu ái bởi các tính năng ưu việt, sự nhanh chóng và linh hoạt. Vậy chi phí bài giảng E-learning là bao nhiêu? Làm thế nào để tối ưu được tối đa khoản chi phí này?

chi-phi-bai-giang-e-learning

Một bài giảng E-learning có thể được triển khai dưới 5 định dạng: slideshow, video giảng viên nói, animation, motion graphics và quay phim doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi loại hình sẽ có những báo giá riêng, bạn có thể xem báo giá chi tiết cho mỗi loại hình bài giảng của OES tại đây

Có thể thấy, chi phí bài giảng E-learning là tương đối cao, chưa tính đến những khoản phát sinh trong quá trình triển khai do nhiều yếu tố như thiếu kinh nghiệm, chi phí duy trì, cập nhật,… khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Vậy, làm thế nào để tối ưu được khoản tiền này?

->>>>>>> 3 loại chi phí bài giảng E-learning có thể “thổi bay” ngân sách của bạn

Tự xây dựng kịch bản nội dung


Nếu bạn có thể tự xây dựng toàn bộ nội dung bài giảng và kịch bản quay, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn. Điều này có nghĩa rằng, bạn không phải thuê outsource để viết và kiểm duyệt nội dung mà chỉ cần đáp ứng được chuẩn SCORM.

->>>>> SCORM là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về chuẩn SCORM

Những chủ đề đơn giản chẳng hạn như kĩ năng mềm không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn hay quá trình nghiên cứu nên bạn hoàn toàn có thể tự triển khai.

Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện, dù nội dung đơn giản hay phức tạp thì vẫn cần chính xác. Nếu bạn không có khả năng tự triển khai, hãy tìm đến đơn vị cung cấp giải pháp E-learning để được hỗ trợ xây dựng kịch bản nhé!

Người thuyết minh có thật sự quan trọng?

chi-phi-bai-giang-e-learning-thuyet-minh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người học sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn khi nội dung được truyền tải ở dạng âm thanh. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách bỏ qua âm thanh thuyết minh, tuy nhiên bạn có thể phải đánh đổi nhiều giá trị về lâu dài.

Vậy giải pháp là gì? Làm thế nào để vừa tối ưu chi phí bài giảng E-learning mà vẫn đào tạo hiệu quả? Đó là “cây nhà lá vườn”, hãy tận dụng nhân sự trong chính công ty mình để lồng tiếng cho bài giảng, bạn có thể tổ chức một số buổi casting để chọn ra những giọng nói tiềm năng.

Bài giảng của bạn đạt đến cấp độ tương tác nào?

Dựa trên độ khó của kịch bản, hình họa, cấu trúc, sự tham gia các thành phần mà các bài giảng được chia làm 5 cấp độ khác nhau:

chi-phi-bai-giang-e-learning-tuong-tac

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ đơn giản nhất, chỉ bao gồm các chức năng tiến lùi, dừng, tua nhanh. Bài giảng ở định dạng slideshow.
  • Cấp độ 2: Mức độ tương tác được nâng cao hơn, bao gồm tương tác kéo thả, sắp xếp mục, chỉ điểm ảnh,..
  • Cấp độ 3: Bao gồm các chức năng của cấp độ 2 nhưng được bổ sung thêm tính cá nhân hóa, khả năng tương tác cũng sâu hơn
  • Cấp độ 4: Tương tác phức hợp, gồm các hình ảnh 3D, trò chơi hóa,..
  • Cấp độ 5: Mô phỏng thực tế ảo, tùy biến ngữ cảnh,…
Hiển nhiên rằng, chi phí bài giảng E-learning sẽ tỉ lệ thuận với từng cấp độ tương tác, tương tác càng nhiều thì chi phí càng cao. Tùy vào ngân sách hiện có và yêu cầu của bài giảng, bạn nên lựa chọn ra mức tương tác phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Mẹo thiết kế đồ họa E-learning trong số hóa bài giảng

0 comments:

Post a Comment