1. Microlearning
Một vai trò quan trọng của microlearning, đó là giúp người học tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn bởi mỗi mô-đun lại bao gồm những nội dung riêng biệt, ngắn gọn và cô đọng. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều, học viên hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp đến mô-đun chứa nội dung mình muốn học thay vì bấm nút “Tiếp theo” liên tục trong suốt khóa học dài. Đây cũng là cách tốt nhất để cung cấp những nội dung bài giảng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người học. Đặc biệt hơn, bạn có thể kết hợp phương pháp này với mobile learning, giúp người học có thể truy cập vào bài giảng ở bất cứ đâu, điều này sẽ được OES giải thích cụ thể hơn ở phần tiếp theo.
Nếu bạn muốn xây dựng bài giảng E-learning theo xu hướng này, bạn cần đảm bảo việc triển khai khóa học với nội dung đa dạng, phân chia mạch lạc theo các chủ đề và cấp độ. Chẳng hạn như khóa học về giao tiếp, tôi sẽ chia thành 30 bài giảng dạng microlearning, mỗi mô-đun kéo dài từ 3 đến 5 phút.
2. Mobile learning
Tuy vậy, mobile learning vẫn có một số điểm hạn chế nhất định, phải kể đến như tính bảo mật không cao. Các gói thông tin về doanh nghiệp được tổng hợp để phân phối trên thiết bị di động dễ bị hack và nghe lén. Bên cạnh đó, vấn đề kết nối trên điện thoại thông minh cũng ảnh hưởng đến tốc độ truy cập của học viên.
Khi xây dựng bài giảng E-learning bằng phương thức này, bạn cần chú ý đến kích cỡ màn hình ở mọi chiều ngang, dọc trên điện thoại cùng với tính bảo mật của khóa học.
3. Video learning
Video learning luôn thu hút được sự chú ý từ người học ngay tức khắc, giúp bạn dễ dàng truyền đạt được thông tin qua các thước phim. Bạn có thể giải thích các nội dung phức tạp, trừu tượng vốn không hiệu quả nếu chỉ truyền đạt qua những con chữ.
Bên cạnh đó, để xây dựng những video như vậy, bạn cần tốn khá nhiều thời gian và công sức trong việc viết kịch bản, tìm diễn viên, quay video, chỉnh sửa,.. Ngoài ra, video learning cũng đòi hỏi chi phí cao hơn các thể loại khác và đem lại trải nghiệm không tốt cho người học nếu băng thông Internet không ổn định.
Để khắc phục những hạn chế trên, bạn có thể sử dụng video như một yếu tố phụ trong bài giảng, để thời lượng ngắn, đúng trọng tâm và chỉ giải thích những nội dung quá phức tạp. Bạn có thể bỏ qua những thông tin về định nghĩa, lịch sử và các thông tin không quá quan trọng cho video.
->>>>>>>>> Mách bạn 3 cách xây dựng video bài giảng E-learning đơn giản mà hiệu quả
Để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng bài giảng E-learning cùng các khóa đào tạo trực tuyến, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam qua website https://oes.vn bạn nhé!
(Còn nữa)
0 comments:
Post a Comment