1. Scrum là gì?
Scrum là một khung làm việc (framework), bản chất là một phương pháp linh hoạt (agile) giúp giải quyết những vấn đề về quy trình quản lý trong công việc, tập trung vào những công đoạn cốt yếu để năng suất công việc đạt hiệu quả cao nhất, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị.
Scrum được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như IT, marketing, giáo dục,… Scrum hoạt động dựa trên 3 giá trị cốt lõi:
- Minh bạch: trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, mọi thông tin đều phải rõ ràng và xuyên suốt
- Thanh tra: công tác thanh tra phải diễn ra liên tục, định kì để phát hiện ra vấn đề và kịp thời tìm giải pháp khắc phục
- Thích nghi: cùng với công tác thanh tra, quy trình làm việc phải liên tục được cập nhật, khắc phục và điều chỉnh để linh hoạt giảm thiểu các sai sót
- Product Owner (Chủ sản phẩm): Là người đưa ra những yêu cầu và đánh giá cuối cùng về sản phẩm
- Scrum Master (Người theo dõi Scrum): Là người “master” về Scrum và đảm bảo quy trình làm việc Scrum vận hành hiệu quả
- Development Team (Đội ngũ phát triển)
- Daily stand-up: cuộc họp nhỏ 15 phút diễn ra mỗi ngày để cập nhật tình hình làm việc giữa các thành viên.
- Sprint planning: cuộc họp lên kế hoạch của đội dự án, vạch ra những mục tiêu trong Sprint sắp tới.
- Sprint demo: cuộc họp mang tính trò chuyện, nơi mà các thành viên mô phỏng và chia sẻ những gì họ đã làm được.
- Sprint retrospective: cuộc họp đánh giá Sprint hiện tại và đưa ra giải pháp hành động để cải tiến Sprint tiếp theo.
2. Tại sao quy trình xây dựng hệ thống phần mềm E-learning nên áp dụng Scrum?
Scrum là một framework thường được áp dụng trong những dự án phát triển phần mềm, bởi quy trình Scrum giúp bạn quản lý rủi ro, sử dụng tài nguyên hợp lý và kiểm soát tiến độ làm việc dễ dàng.
Đối với xây dựng hệ thống phần mềm E-learning , Scrum sẽ giúp bạn tạo ra một quy trình chuẩn theo một khuôn khổ nhất định, giúp các thành viên giao tiếp với nhau xuyên suốt quá trình triển khai. Ngoài ra, việc quản lý dự án E-learning bằng khung hình làm việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc, từ đó có thể liên tục cập nhật các lỗi triển khai và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Lưu ý: Bạn không cần phải áp dụng Scrum một cách máy móc mà hoàn toàn có thể lược bỏ những phần không cần thiết. Hãy sử dụng Scrum một cách thông minh và phù hợp với cách làm việc của team bạn.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm trong quá trình xây dựng hệ thống phần mềm E-learning, hãy liên hệ ngay với OES - Công ty đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam bạn nhé!
(Còn nữa)
Xem thêm: Quy trình xây dựng hệ thống phần mềm E-learning: Đã có lời giải (phần 2)
0 comments:
Post a Comment