8 kiểu visual content mà bạn nên áp dụng khi số hóa nội dung

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố visual gây ấn tượng gấp nhiều lần so với nội dung vì chúng tác động trực tiếp đến thị giác của chúng ta, đồng thời đánh vào cảm xúc, liên tưởng, kích thích trí tò mò. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 8 kiểu visual content để khiến bài giảng E-learning thêm thu hút và sinh động.

1. Ảnh chụp (photographs)

photo-trong-so-hoa-noi-dung

Những tấm ảnh chụp là công cụ đắc lực của các biên tập viên và kĩ thuật viên khi số hóa nội dung. Một bức ảnh rõ nét, có ý nghĩa sẽ truyền cảm hứng cho người học và thu hút sự chú ý của họ. Đồng thời, photograph sẽ giúp bạn giảm thiểu lượng từ ngữ trong 1 slide, phần nào đơn giản hóa nội dung trong mắt người đọc và dễ dàng truyền tải thông điệp của bạn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý bởi quá lạm dụng ảnh chụp cũng sẽ khiến bài giảng của bạn khó hiểu và vô nghĩa.

2. Ảnh minh họa (illustrations) và biểu tượng (icons)

anh-minh-hoa-trong-so-hoa-noi-dung

Đôi khi có những nội dung mà không một loại máy ảnh nào có thể chụp lại, khi đó ảnh minh họa và biểu tượng chính là giải pháp mà bạn nên nghĩ tới. Sau đây là vài tips bạn có thể áp dụng khi sử dụng 2 loại visual này:
  • Chỉ sử dụng khi bạn cần mô tả, không phải trang trí
  • Ảnh minh họa đặc biệt phù hợp để mô tả những thứ trừu tượng, phức tạp, không thể ghi lại hay chụp lại (các mối liên hệ, quá trình,…)
  • Bạn có thể cân nhắc sử dụng các biểu tượng cảm xúc để bài giảng thêm sinh động và thú vị

3. Biểu đồ và đồ thị

Biểu đồ và đồ thị rất thích hợp để phân tích và đánh giá các mối quan hệ tương quan, xu hướng phát triển của các thành tố. Sau đây là 3 loại biểu đồ được áp dụng rộng rãi trong quá trình số hóa nội dung bài giảng E-learning:
  • Lưu đồ (Flow charts/Flow diagrams): diễn tả cho một list các bước thực hiện một hành động nào đó hoặc một quy trình (process)
cac-loai-bieu-do-trong-so-hoa-noi-dung-1
  • Biểu đồ tròn (Pie charts): đưa dữ liệu về dạng phần trăm, thường được dùng để đánh giá về cơ cấu và quy mô

cac-loai-bieu-do-trong-so-hoa-noi-dung-2
  • Biểu đồ cột (Bar charts): được sử dụng để thể hiện một xu hướng, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng thành phần hoặc qua mốc thời gian
cac-loai-bieu-do-trong-so-hoa-noi-dung-3

4. Ảnh chụp màn hình

visual-content-so-hoa-noi-dung

Ảnh chụp màn hình là một giải pháp hữu hiệu khi bạn số hóa nội dung liên quan tới việc hướng dẫn, các thao tác trên máy tính, chẳng hạn như những buổi đào tạo về tin học văn phòng. Ảnh chụp màn hình sẽ giúp người xem dễ dàng xác định và điều hướng các thao tác trỏ chuột, copy,.. đúng vị trí và đúng đối tượng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý chỉ nên chụp màn hình nếu máy tính của bạn sử dụng hệ điều hành phổ biến hay phần mềm A phiên bản mới nhất tùy vào nội dung bài giảng, tránh việc áp dụng phương pháp này ở hệ điều hành và những phần mềm phiên bản cũ khiến người học khó theo dõi.

5. Ảnh động (GIF)

visual-content-trong-so-hoa-noi-dung-2

Ảnh động (GIF) là tập tin ảnh có độ phân giải thấp, gồm những chuyển động ngắn lặp đi lặp lại. GIF ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trên mạng xã hội hiện nay sở dĩ là vì ảnh động có sức ảnh hưởng nhiều hơn các loại ảnh tĩnh trên. Không chỉ có vậy, ảnh động có phần vượt trội hơn video trong nhiều trường hợp bởi độ phân giải thấp và cũng không mất nhiều thời gian để tải như video.

6. Infographic

infographic-khi-so-hoa-noi-dung

Infographic là viết tắt của cụm từ Information graphic, dịch sang tiếng Việt nghĩa là các thông tin được thể hiện dưới định dạng đồ họa. Infographic được ứng dụng đa dạng cho các loại dữ liệu nhằm mục đích truyền tải thông tin tới người xem dễ dàng hơn. Thật vậy, từ một nội dung phức tạp, infographic có thể giúp bạn chuyển hóa chúng thành một hình ảnh, một câu chuyện. Đối với infographic, các số liệu quan trọng hay những từ khóa thường được làm nổi bật lên nên chỉ cần nhìn lướt qua là học viên cũng có thể nắm bắt được những thông tin chính.

Tip: Infographic thường được áp dụng với những thông tin phức tạp, ví dụ như một quy trình gồm nhiều bước hay một bản báo cáo nhiều con số

7. Typography

typography-khi-so-hoa-noi-dung

Typography được hiểu như một loại nghệ thuật làm việc với chữ cái, là phong cách, sự trình bày và sắp xếp cách hiển thị của các chữ cái. Nếu sử dụng thành thạo typography, bạn sẽ dễ dàng tạo được điểm nhấn và khiến bài giảng của mình trở nên ấn tượng hơn so với việc chỉ sử dụng các font chữ phổ biến như: Times New Roman, Calibri, Arial,…
Tips:
  • Chọn phông chữ rõ ràng, dễ đọc và phân biệt với các yếu tố graphic trên màn hình
  • Chú ý đến màu sắc để tô điểm những từ khóa, tiêu đề quan trọng
  • Đồng bộ chữ cái với hình ảnh để tạo một “nhịp điệu” nhất định
  • Tạo sự tương phản giữa các loại phông chữ và giữa các đoạn text với khoảng trống
->>>>>>>>> Cách chọn màu sắc phông chữ phù hợp trong bài giảng E-learning

8. Video

video-so-hoa-noi-dung

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao cùng là một học viên có thể “ngủ gật” trong một buổi trình chiếu PowerPoint nhưng lại sẵn sàng ngồi xem video cùng một nội dung đến cuối? Điều gì lại giữ chân người xem đến vậy?
  • Format gần gũi: Sự thành công của Youtube, Vimeo, Tiktok là minh chứng cho điều này, con người có xu hướng tiếp nhận thông tin thoải mái và tự nhiên hơn thông qua video
  • Thú vị: Một video bao gồm nhiều hình ảnh và hiệu ứng bắt mắt dễ dàng thu hút người xem hơn so với những đoạn văn bản chi chít chữ. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ làm phim, video ngày nay còn được đầu tư nhiều vào kịch bản, diễn viên, âm thanh,.. càng khiến cho người học trở nên thích thú và hào hứng.
Trên đây là 8 kiểu visual content mà bạn nên áp dụng khi tự số hóa nội dung. Nếu trong quá trình này gặp bất cứ khó khăn gì, hãy liên hệ ngay với OES - Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ thêm bạn nhé!

0 comments:

Post a Comment