E-learning và đào tạo trực tuyến ở cấp bậc đại học đã được công nhận là một giải pháp hiệu quả đối với cách thức mà các sinh viên đang tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, trong khi khả năng tiếp cận ngày càng tăng cao và công nghệ giáo dục tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng, thì một vấn đề vẫn chưa được giải quyết, đó là có chuyên gia, giáo sư.
Vậy tại sao đào tạo trực tuyến lại khó tiếp cận và ít phổ biến đối với họ? Hãy cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thực trạng của đào tạo trực tuyến với các giáo sư và chuyên gia hiện nay như thế nào?
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Inside Higher Ed và Gallup vào năm 2017 chỉ ra rằng, chỉ có 33% giáo sư và chuyên gia cho rằng các khóa học đào tạo trực tuyến lấy tín chỉ phù hợp với môi trường học tập trực tiếp. Có thể thấy rằng chỉ có một phần giáo sư sẵn sàng đưa các khóa học của mình lên mạng, một số khác vẫn phản đối với phương thức đào tạo này.
Tuy nhiên, chỉ số này đã và đang có chiều hướng thay đổi. Chỉ một năm trước, số giảng viên không đồng ý với việc đào tạo online đi kèm với việc học trực tiếp là 55%. Năm nay, con số này giảm xuống chỉ còn 35%, trong khi số người đồng ý và trung lập tăng lên đáng kể.
Điều này có thể do một vài lý do sau đây:
Nhiều giảng viên không có nhiều kinh nghiệm dạy một khóa học trực tuyến
Từ năm 2013 đến năm 2017, số giảng viên đưa lớp học của họ trực tuyến đã tăng từ 30% lên 42%. Đáng chú ý là, 7/10 giảng viên đã dạy trực tuyến nói rằng lớp học từ xa của họ đã giúp họ phát triển các chiến lược và kỹ năng giảng dạy mới.
Các chỉ số khác có triển vọng hơn, chẳng hạn như giảng viên ủng hộ việc đưa công nghệ mới vào lớp học (62%), và số lượng giảng viên tin rằng sách giáo khoa quá đắt và cần chú trọng nhiều hơn đến các nguồn tài nguyên mở (90%).
Xem thêm: Ngành Dịch vụ Khách sạn nên triển khai đào tạo trực tuyến như thế nào?
Chuẩn bị một khóa học trực tuyến tốn rất nhiều công sức
Theo một nghiên cứu của giáo sư John Kenny của đại học Tasmania, ông đã viết “...sinh viên trực tuyến giảm thời gian giảng dạy của giảng viên, nhưng những giảng viên lại mất nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu hơn…”
Ai cũng biết công việc học tập rất phức tạp và khó định lượng nhưng với việc thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng về thời gian để làm việc, xu hướng quản lý dồn nhiều nhiệm vụ hơn, đặc biệt là các công việc học thuật xuất hiện nhiều hơn.
Có thể dễ dàng thấy được một vài điểm bất đồng giữa giảng viên và những quản lý nói chung. Cũng theo Inside Higher Ed và Gallup, ⅔ giáo sư và chuyên gia cho rằng cả quản trị viên và nhà cung cấp đề phóng đại lợi ích tiền năng của ứng dụng công nghệ kỹ thuật giáo dục và giảm thiểu quá mức rủi ro đối với chất lượng thực tế.
Các khóa học trực tuyến ảnh hưởng đến quyền sở hữu
Việc tham gia một khóa học trực tuyến có tác động nghiêm trọng đến quyền sở hữu của người dạy, đặc biệt là có giảng viên chuyên gia và các giáo sư.
Jeff Hoyt, phó hiệu trưởng Đại học bang Middle Tennessee đã khảo sát 110 cơ sở giáo dục đại học về chính sách của họ liên quan đến quyền sở hữu các khóa học trực tuyến. Và ngạc nhiên rằng, đến 30% các trường đại học đó không có bất kỳ chính sách nào cả. Chỉ 1 trong 10 học viên cho phép các giáo sư của họ duy trì quyền sở hữu duy nhất đối với các khóa học trực tuyến, và 41% được pháp sở hữu chung và ⅓ số trường đại học tuyên bố sở hữu hoàn toàn bản quyền.
Các chuyên gia và giáo sư không thành tạo các hệ thống đào tạo online
Chuyên gia và giáo sư thường là những người có tuổi tác lớn và không thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử kỹ thuật cao. Họ cũng là những người dành hầu hết thời gian tại các giảng đường và phòng nghiên cứu. Do vậy những hệ thống phần mềm đào tạo online có lẽ sẽ là một thách thức với những chuyên gia và giáo sư. Họ không có nhiều thời gian để học cách sử dụng, để tạo bài giảng trực tuyến hay tìm cách mở các lớp học,..
=> Hướng dẫn Số hóa tài liệu đào tạo hiệu quả với 3 tips cực hay
Tương lai nào cho học trực tuyến với các chuyên gia?
Có thể dễ dàng liệt kê những điểm cộng lớn của các lớp học truyền thống. Có thể kể đến như tham gia những lớp học trực tiếp giúp tạo động lực khiến người học tập trung hơn, gắn kết lý thuyết và thực hành khi biến những hoạt động tiếp nhận thông tin thành tương tác với thông tin.
Bên cạnh đó, kiến thức luôn là một khái niệm động, không bất biến và đòi hỏi phải được cập nhật liên tục. Đây là một nhược điểm lớn của đào tạo trực tuyến khi những bài giảng luôn được ghi hình sẵn và ít có khả năng tiếp cận với những thông tin mới nhất của xã hội.
Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận hiệu quả đặc biệt của đào tạo trực tuyến. Năm 2020 thế giới phải đối mặt với đại dịch Co-vid 19, đào tạo online thực sự là một phương pháp cực kỳ phù hợp. Những chỉ số bên trên cũng đề cập đến tính khả quan của phương pháp E-learning đối với các chuyên gia nói riêng và các trường đại học nói chung.
Tại Việt Nam, nhiều trường đại học như Kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng,... bắt đầu áp dụng các hệ thống vào đào tạo như LMS,... để giảm thiểu thời gian trống trong đợt dịch Covid, đồng thời thử nghiệm các công nghệ kỹ thuật giáo dục vào giảng dạy cùng các công cụ như Team, Zoom,... Đặc biệt, nhiều trường đại học đạt được những thành tích đề ra để rồi tiếp tục áp dụng những ứng dụng đào tạo này vào công cuộc giảng dạy sau này.
Đối với các chuyên gia và giáo sư, áp dụng công nghệ vào đào tạo giúp nhiều đối tượng tiếp cận được bài giảng hơn, đồng thời góp ý vào các bài nghiên cứu quan trọng. Các phương pháp này bên cạnh đó cũng giúp thu hút người học và nâng cao vị thế của những giảng viên có chuyên môn cao tại các trường đại học.
=> Trải nghiệm người dùng hệ thống quản lý học tập LMS có thực sự quan trọng?
Nếu muốn tìm hiểu thêm về hệ thống phần mềm E-Learning cũng như E-Learning trong học tập và đào tạo trực tuyến, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để nhận được những tư vấn phù hợp trong con đường triển khai E-Learning của doanh nghiệp, tổ chức và trường học nhé!
0 comments:
Post a Comment