Đào tạo trực tuyến: Gia tăng tính tương tác cho bài giảng E-learning với 4 yếu tố sau

 Cốt lõi của phương thức đào tạo trực tuyến chính là khả năng tương tác hai chiều giữa người học và nội dung đào tạo. Đây chính là yếu tố khiến cho bài giảng E-learning vượt trội hơn hẳn so với hình thức đào tạo truyền thống thông thường. Hãy cùng OES tìm hiểu xem 4 yếu tố thường được áp dụng trong E-learning để tăng tính tương tác hơn là gì nhé!


Tính tương tác trong bài giảng E-learning được chia ra làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Tương tác qua thanh công cụ có sẵn

Đây là cấp độ cơ bản nhất, người học sẽ tương tác qua các công cụ đơn giản như nút hiển thị tiến, lùi, bỏ qua, tua nhanh, tăng giảm âm lượng,…

Cấp độ 2: Tương tác qua những hành vi được thiết kế riêng và lên kịch bản cẩn thận

Cấp độ này bao gồm các hình thức tương tác sâu và phức tạp hơn, phải kể đến như câu đố Quiz, Gamification,..

Cấp độ 3: Tương tác trực tiếp với giảng viên qua công cụ hỗ trợ

Cấp độ cao nhất này là hình thức tương tác trực tiếp giữa giảng viên – học viên qua lớp học ảo trên diễn đàn và hội nhóm.

Các yếu tố tương tác đã đem lại hiệu quả rất lớn cho đào tạo trực tuyến, truyền cảm hứng cho người học và giúp họ chủ động hơn, cá nhân hóa hoàn toàn việc học. Dưới đây là 4 yếu tố tương tác ở cấp độ 1 và cấp độ 2 thường được áp dụng cho bài giảng E-learning, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Quiz


Quiz là các các câu đố tương tác, là những câu hỏi có đáp án mà chúng ta thường gặp trong các bài kiểm tra như trả lời đúng sai, sắp xếp thứ tự, điền vào ô trống, câu hỏi trắc nghiệm…Định dạng rất dễ dàng áp dụng, không mất quá nhiều thời gian và tiết kiệm chi phí. Bạn có thể xây dựng câu đố tương tác bằng những phần mềm E-learning như iSpring Suite, Adobe Captivate, Articulate 360,…

->>>>>>> Giải pháp E-learning – Làm thế nào để xây dựng bộ câu hỏi quiz thu hút người học?

2. Gamification


Gamification là việc ứng dụng các nguyên lý, thành tố trong thiết kế game vào nhiều lĩnh vực khiến người tham gia cảm thấy hào hứng và tương tác nhiều hơn. Áp dụng gamification vào đào tạo trực tuyến đem lại trải nghiệm tốt hơn đến người học, tạo cảm giác “học mà chơi, chơi mà học” khiến bài giảng E-learning trở nên hấp dẫn hơn và học viên cũng sẽ hào hứng hơn với nội dung bài giảng. Các hình thức gamification phổ biến phải kể đến như bảng xếp hạng thành tích, các câu hỏi ở dạng nhiệm vụ thử thách, cơ chế chấm điểm, thưởng phạt,…

->>>> 5 bước thiết kế bài giảng E-learning bằng gamification

3. Video tương tác




Video tương tác là video kỹ thuật số hỗ trợ tương tác với người dùng thông qua cử chỉ, giọng nói, cảm ứng, và nhấp chuột. Người dùng không còn bị thụ động trước màn hình mà hoàn toàn có thể tương tác với chính nội dung video theo ý thích của mình, tương tự như đang trải nghiệm các trò chơi, bao gồm cả điền theo mẫu hoặc theo trình tự hướng dẫn có sẵn.

Video tương tác thường được kết hợp với các tình huống có vấn đề hay các case study chứa đựng những mâu thuẫn chưa có phương án giải quyết. Người học sẽ tương tác với video và phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để đưa ra phương án giải quyết tối ưu cho tình huống.

->>>> [Case study] Hệ thống E-learning của Rolls–Royce: Đột phá nhờ video tương tác

4. Các yếu tố khác


Bên cạnh các yếu tố tương tác sâu được thiết kế và lên kịch bản cẩn thận ở cấp độ 2, bạn sẽ không thể bỏ lỡ những yếu tố cơ bản nhất ở cấp độ 1. Như đã đề cập ở trên, những yếu tố tương tác sơ cấp ở cấp độ 1 là những nút điều hướng cơ bản lấy từ thanh công cụ có sẵn như: bắt đầu, tiếp theo, tạm dừng, tua ngược, tăng nhanh tốc độ,.. Nói cách khác thì đây cũng chính là những nút điều hướng trong bài giảng E-learning, được sắp xếp sao cho thuận tiện nhất, chẳng hạn như bài giảng dưới đây, nút next (trang kế) và previous (trang trước) được xếp cạnh nhau và đặt ở góc dưới bên phải màn hình.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể cho chương trình đào tạo trực tuyến của bạn, hãy liên hệ ngay với OES qua website https://oes.vn/ bạn nhé!

0 comments:

Post a Comment