Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại 4.0, E-learning đang dần trở thành một xu hướng đào tạo hàng đầu trong các doanh nghiệp. Nếu bạn đã và đang xây dựng một hệ thống bài giảng E-learning, hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải những sai lầm sau đây.
Bài giảng liên tục
Để đảm bảo tiến độ cho học viên, những bài giảng E-learning liên tục dường như là giải pháp tối ưu đối với các doanh nghiệp. Loại bài giảng này không có chức năng “Bỏ qua” mà bắt đối tượng hoc tập phải ngồi trước màn hình suốt cả buổi học để tiếp thu toàn bộ kiến thức. Nhiều học viên cảm thấy bài giảng kéo dài đến “bất tận”, nhàm chán và khiến họ mất đi động lực học.Thật vậy, cho phép học viên của bạn bỏ qua một lượng bài giảng nhất định và di chuyển linh động sang nhiều mô đun khác nhau sẽ thúc đẩy tiến độ học tập rõ rệt. Đối với những học viên đã có nhiều năm kinh nghiệm thì việc đào tạo trực tuyến bằng những khóa học liên tục chỉ giúp họ rèn luyện tính kiên nhẫn khi phải thao tác chuyển nội dung bài giảng cả nghìn lần.
Khi nào nên áp dụng bài giảng liên tục? Với những học viên thiếu kinh nghiệm, cần được dẫn dắt và đào tạo bài bản thì bài giảng liên tục là sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu bạn đã biết chắc chắn đối tượng học tập là những người mới bắt đầu, khóa học “không thể bỏ qua” này là một chiến lược vô cùng hiệu quả để các học viên không bỏ lỡ bất cứ bài giảng nào, hạn chế tuyệt đối tình trạng “mất gốc”.
Bài giảng quá "tĩnh"
Một trong những ưu điểm của hệ thống E-learning đó là thay thế giáo trình truyền thống dày đặc chữ bằng các bài giảng sinh động tích hợp multimedia. Thế nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chương trình chưa chú trọng vào công nghệ âm thanh, hình ảnh mà chỉ “copy & paste” nội dung từ giáo trình và các slides powerpoint. Việc này không những khiến các học viên chán nản mà còn gây lãng phí thời gian và ngân sách của công ty.Giải pháp: Chia nội dung thành những phần nhỏ để dễ quản lý và tránh việc khiến người học quá tải. Trước khi xây dựng hệ thống bài giảng E-learning, hãy cân nhắc và so sánh giữa các hình thức, các dạng của E-learning (video, mô phỏng, trò chơi,..)
Bài giảng quá màu mè
Không chỉ có vậy, những bài giảng tích hợp nhiều kĩ thuật công nghệ đòi hỏi người sử dụng phải ghi nhớ những thao tác phức tạp. Khi truy cập vào một hệ thống quá rắc rối, các học viên sẽ cảm thấy khó chịu, dễ dàng bỏ cuộc, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ học tập.
Hãy nhớ rằng, chất lượng của bài giảng E-learning được đánh giá dựa trên nội dung giáo trình và cách thức truyền đạt. Các học viên của bạn nên được kiểm tra về trình độ kiến thức, khả năng tiếp thu sau khóa học chứ không phải khả năng thích nghi với công nghệ bài giảng. Tóm lại, các tính năng trong một khóa học E-learning nên được đơn giản hóa để người sử dụng không mất quá nhiều thời gian.
Giải pháp: Trước tiên, hãy đảm bảo hệ thống bài giảng của bạn đơn giản, bố cục rõ ràng và dễ đọc. Các thao tác chức năng nên ở mức cơ bản, thân thiện với người sử dụng. Màu nền của bài giảng phải được thiết kế tương phản với màu chữ, đồng thời kích cỡ và phông chữ cũng phải được cân nhắc kĩ lưỡng.
Bài giảng “một chiều”
Theo một số nghiên cứu, phần lớn người nghe dễ trở nên thụ động theo thời gian. Thật vậy, sẽ không có học viên nào, đặc biệt là với những học viên ở độ tuổi cao, luôn sẵn sàng chủ động tiếp thu kiến thức ở những bài giảng “một chiều”. Đây là kiểu bài giảng chỉ tập trung cung cấp thông tin mà không làm đối tượng học tập cảm thấy tò mò và chủ động tương tác với hệ thống. Với những bài giảng như vậy, các học viên sẽ không tự suy nghĩ mà hoàn toàn nghe một cách bị động, vô thức.Giải pháp: Bổ sung các yếu tố để tăng độ tương tác với học viên như video, games, Q&A (Questions & Answers),…
Lời kết, đây cũng là những thử thách vô cùng lớn khi xây dựng một hệ thống bài giảng E-learning, đòi hỏi các kĩ thuật viên và các giảng viên phải “vò đầu bứt tai”. Thế nhưng đừng vội bỏ cuộc, hãy liên hệ ngay với OES - công ty hàng đầu về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam để được tư vấn và giúp đỡ!
Xem thêm: E-learning cho doanh nghiệp - Một số phần mềm xây dựng bài giảng E-learning phổ biến và hữu ích nhất
0 comments:
Post a Comment