E Learning tại Việt Nam


Trong vài năm trở lại đây, E Learning tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và dần thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Chính vì sự mới mẻ và áp dụng công nghệ trong thời đại 4.0, E Learning hứa hẹn sẽ là một phương pháp đào tạo phổ biến tại Việt Nam.

Sở dĩ đào tạo trực tuyến trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai đến vậy là vì một số yếu tố sau:

Là một đất nước có truyền thống hiếu học, người Việt Nam rất quan tâm tới giáo dục đào tạo. Theo báo cáo hàng năm, chính phủ chi tiêu hàng năm cho lĩnh vực này lên tới 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra, 47% chi tiêu của người dân cũng dành cho giáo dục ( theo nghiên cứu thị trường Taylor Nelson ).

Theo báo cáo của cục Thương mại điện tử Việt Nam, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam hiện nay trong khoảng 37-40 triệu người, trung bình mỗi người dành khoảng 2 giờ mỗi ngày để truy cập Internet, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Thói quen sử dụng Internet thường xuyên cho thấy việc triển khai đào tạo dựa trên nền tảng Internet là điều hợp lý.


E Learning tại Việt Nam


Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 50% tổng dân số nằm trong độ tuổi 15-64. Đặc biệt, những người trẻ với tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu cái mới, không ngại thay đổi và thích ứng nhanh với môi trường công nghệ cũng là một yếu tố khiến E Learning tại Việt Nam ngày càng phổ biến hơn.

Những lợi ích mà đào tạo trực tuyến đem lại như cho phép người học học bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối Internet đã giúp cho phương pháp đào tạo này trở nên phù hợp hơn trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, xây dựng bài giảng E- Learning cũng cho thấy khả năng tiết kiệm chi phí cho cả người học lẫn các doanh nghiệp triển khai mô hình đào tạo này.

Bên cạnh đó, giáo dục trực tuyến là một phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc kết nối với những giảng viên giỏi ở khắp mọi nơi dù có sự khác biệt về thời gian, điều này tạo cơ hội giúp học viên tiếp xúc được với những người có chuyên môn giỏi, có thể giúp đỡ mình trong tương lại.






0 comments:

Post a Comment